Lộ trình áp dụng Basel của một số NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 109 - 110)

Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở mức 8% tổng tài sản có rủi ro theo chuẩn Basel II có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Ngân hàng có khả năng thực hiện sớm thì đăng ký áp dụng trước.

Tại Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/06/2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh “đến năm 2020, các NHTM triển khai áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực vốn Basel II, trong đó phấn đấu khoảng từ 12-15 ngân hàng đáp ứng đủ mức vốn tự có theo chuẩn Basel II”.

Bảng 3.1 Tỷ lệ an toàn vốn (%) của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II từ 2014-2018 Ngân hàng 2014 2015 2016 2017 2018 CTG 10.4 10.5 9.7 10 9.6 VCB 11.61 11.04 10.57 11.63 12.14 BIDV 9.27 9.01 8.8 10.91 10.34 STB 9.39 9.95 9.7 11.3 11.88 TCB 15.65 14.74 13.1 12.68 14.3 ACB 14.08 12.8 13.9 11.53 12.81

Trang 108 MB 10.07 11.7 12.9 12.5 11.2

Maritime Bank 15.73 25.53 14 19.48 12.17

VIB 17.7 18 13.5 13.07 13

VPB 11.03 12.2 13.03 12.6 11.2

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu

Thực hiện những mục tiêu trên, thời gian qua, NHNN đã hướng dẫn 10 ngân hàng triển khai thí điểm Basel II. Trên cơ sở hướng dẫn của NHNN, 10 ngân hàng thí điểm Basel II đã thành lập Ban quản lý dự án triển khai Basel II để điều phối công việc giữa các đơn vị, bộ phận liên quan; Thực hiện phân tích, đánh giá chênh lệch thực trạng hiện tại (về dữ liệu, quản trị, công nghệ thông tin…) so với yêu cầu của Basel II theo hướng dẫn của NHNN để từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm thu hẹp chênh lệch; làm quen với việc tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II; xây dựng các mô hình, công cụ đo lường rủi ro; xây dựng kho dữ liệu tập trung..

Đến tháng 7 năm 2019, NHNN đã ra quyết định công nhận Vietcombank, VIB, MB, ACB, TPBank, VPBank và OCB đáp ứng chuẩn mực Basel II theo Thông tư 41/2016/TT- NHNN, đánh dấu một bước thành công quan trọng trong lộ trình triển khai Basel II của hệ thống NHTM Việt Nam. Thực tế cho thấy, việc triển khai Basel II tại Việt Nam là còn vướng nhiều khó khăn, thách thức. Kết quả “Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam” của Công ty kiểm toán KPMG cho thấy, 80% ngân hàng đã nắm bắt được việc NHNN lập kế hoạch thực hiện khung giám sát theo Hiệp ước Basel II nhưng chưa sẵn sàng để cam kết thực hiện lộ trình triển khai hay đưa ra một quyết định quan trọng gây tốn kém. 57% đối tượng tham gia khảo sát cho rằng, vấn đề quản trị rủi ro hoạt động là đáng quan ngại nhất.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)