Nội dung sửa đổi quan trọng Basel III là đưa ra các quy định mới về “tiêu chuẩn vốn tự có” nhằm tăng khả năng ứng phó trong giai đoạn suy thoái kinh tế của các NHTM. Mục đích của quy chuẩn Basel III này là duy trì khả năng thanh toán của các NHTM bằng cách bổ sung các quy định, nhằm nâng cao chất lượng vốn tự có tại các NHTM. Theo BIS, nội dung của định nghĩa về vốn rất quan trọng và cần phải được định nghĩa đầy đủ trước khi xác định mức vốn phù hợp, các NHTM phải duy trì mức độ đảm bảo và danh mục rõ ràng về sự phân loại vốn dựa trên khả năng hấp thụ các tổn thất, rủi ro có khả năng xảy ra. Việc xem xét tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng được xác định là tỷ lệ giữa tổng vốn tự có và tổng tài sản rủi ro quy đổi.
Tỷ lệ vốn tối
thiểu (CAR) =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑞𝑢𝑦 đổ𝑖 (𝑅𝑊𝐴) (2.9)
Về tổng vốn tự có, theo quy định của Basel III, mặc dù yêu cầu về tỷ lệ tối thiểu 8% của tổng tài sản rủi ro như Basel II nhưng các thành phần của vốn cấp 1 được quy định chặt chẽ hơn và các thành phần của vốn cấp 2 được định nghĩa rõ ràng, cụ thể hơn. Quy chuẩn Basel III xác định 2 loại vốn tự có sau:
Trang 59
Vốn cấp 1 (Vốn tự có cơ bản): bao gồm cổ phần thường (trong vốn điều lệ), cổ phiếu ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, thu nhập lũy kế khác, các khoản dự trữ khác, phần cổ phiếu thường do các chi nhánh hợp nhất của ngân hàng phát hành được nắm giữ bởi bên thứ ba (ví dụ như lợi ích cổ đông thiểu số) và những khoản điều chỉnh cần thiết liên quan đến việc tính toán vốn cấp 1. Các công cụ tài chính được xác định trong vốn cấp 1 phải đáp ứng 14 tiêu chuẩn của Vốn tự có cơ bản theo quy chuẩn của Basel III.
Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung): vốn này được xem là vốn có chất lượng thấp hơn, bao gồm: dự trữ không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung, các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu), nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không bảo đảm không nằm trong định nghĩa về vốn này và các công cụ tài chính được xác định trong vốn cấp 2 phải đáp ứng 9 tiêu chuẩn của Vốn tự có bổ sung theo quy chuẩn Basel III.
Các giới hạn trong tính toán tổng vốn của ngân hàng: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; vốn do các công cụ tài chính phát sinh tối đa bằng 15% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm và vốn ngân hàng không bao gồm tài sản vô hình.
Điểm khác biệt về cách phân loại vốn so với 2 bản hiệp ước trước đó (Basel I và Basel II) là trong các định nghĩa cũ, vốn bao gồm nhiều loại hình khác nhau với những quy định phức tạp về tối đa và tối thiểu. Sự phức tạp trong khái niệm về vốn tự có khiến rất khó xác định xem liệu vốn nào sẽ thực sự sẵn sàng đối ứng khi các khoản thua lỗ tăng lên. Vì vậy, trong quy định Basel III này, vốn cấp 3 (bao gồm các khoản vay ngắn hạn) không được xem xét tính toán bởi độ tin cậy của các khoản vốn này với việc ứng phó rủi ro là rất thấp. Những tài sản có chất lượng kém sẽ phải khấu trừ nghiêm ngặt hơn bằng cách khấu trừ thẳng vào vốn tự có.
Bên cạnh đó, các quy định phức tạp xung quanh định nghĩa về vốn tự có của ngân hàng đã gây ra sự thiếu nhất quán trong việc tính toán mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể, sự thiếu minh bạch trong cách công bố cấu trúc vốn tự có của
Trang 60 nhiều ngân hàng đã làm mất khả năng trong việc so sánh vấn đề an toàn vốn trên phạm vi toàn cầu. Nhìn từ cuộc khủng hoảng, những khoản thua lỗ tín dụng và thiệt hại vốn đã trực tiếp lấy đi lợi nhuận giữ lại và toàn bộ vốn tự có thực. Điều này chỉ rõ tại sao những khái niệm mới về vốn tự có tập trung chủ yếu vào vốn cấp 1. Khái niệm về vốn cấp 1 sẽ tiếp tục tồn tại, bao gồm cả vốn cổ phần thường và các công cụ tài chính có đủ khả năng hấp thụ các khoản thua lỗ, ví dụ các cổ phiếu ưu đãi. Các công cụ vốn tự có phát sinh sẽ chỉ được phép trong những lượng giới hạn của vốn cấp 1 và sẽ dần loại bỏ khỏi bảng cân đối tỷ lệ. Vốn tự có cấp 2 sẽ tiếp tục cung cấp khả năng hấp thụ các khoản thua lỗ và về nguyên tắc bao gồm các khoản nợ thứ cấp. Các ngân hàng được yêu cầu phải giải trình đầy đủ các thành phần của vốn tự có. Cuối cùng, Basel III nhấn mạnh việc quy định tỷ lệ an toàn cao hơn đối với các D-SIBs nhằm đảm bảo tính an toan, lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng.
Tóm lại, tỷ lệ vốn yêu cầu tổi thiểu theo quy chuẩn Basel III có thể được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.4 Tăng cường tiêu chuẩn vốn Basel III
Phần trăm tỷ lệ tài sản có rủi ro
Yêu cầu vốn Tấm đệm đảm bảo
an toàn vĩ mô Vốn chủ sở hữu chung Vốn cấp 1 Tổng vốn Tấm đệm chống rủi ro chu kỳ Khả năng xử lý rủi ro của D-SIBs Thấp nhất Tấm đệm dự trữ Yêu cầu Thấp nhất Yêu cầu Thấp nhất Yêu cầu Khoảng
Basel III 4,5 2,5 7,0 6 8,5 8 10,5 0 - 2,5 Vốn tăng thêm cho D-SIBs
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp