Xác định tỷ lệ đòn bẩy nợ
Tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Hàn Quốc trung bình vào khoảng 10,3%, tỷ lệ vốn cấp 1 là 10,4%, và tỷ lệ tổng vốn 13,5% - các thông số đều cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của Basel III tương ứng 7,0%, 8,5%, và 10,5%. Tỷ lệ đòn bẩy trung bình tại mức 4,6%, cũng cao hơn so với yêu cầu tối thiểu 3,0%.
Xác định tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế
Yêu cầu về tấm đệm rủi ro do chu kỳ kinh tế từ 0 - 2,5% tổng TSCRR của NHTM trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế ổn định. Với việc tuân thủ các quy định của Basel III, cơ quan giám sát tài chính và cơ quan nghiên cứu thuộc NHTW Hàn Quốc đã thực hiện
Trang 82 các đánh giá tác động của tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế.
Xu hướng trong tỷ lệ vốn quy định của các ngân hàng Hàn Quốc (K = E /ωA) cho thấy, trừ khi có bất kỳ thay đổi xảy ra trong những điều kiện ngoại vi như chính sách điều tiết, các ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro luôn duy trì một mức độ định mức phù hợp nhất định K (K = K*) ngoại trừ giai đoạn 2004-2005, khi các ngân hàng thiết lập lại tỷ lệ vốn quy định của họ để đáp ứng phù hợp với việc thắt chặt quy định vốn. Hệ số K duy trì tại mức ổn định gần bằng yêu cầu tối thiểu (10% trước năm 2003 và 12% sau năm 2005). Sau năm 2007, các ngân hàng Hàn Quốc đã trải qua những dao động rõ ràng của hệ số K do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự chuẩn bị thực hiện Basel III:
Những xu hướng trên của các ngân hàng Hàn Quốc có thể được xác nhận bởi kiểm định giả thuyết. Trong kiểm định này, giả thuyết H0 được chấp nhận cho các thời kỳ ổn định nhưng không được chấp nhận trong các giai đoạn biến động với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, dự đoán rằng các ngân hàng nội địa Hàn Quốc sẽ duy trì hệ số K tại mức độ định mức K* nếu không có bất kỳ thay đổi tại các điều kiện ngoại vi.
Để ý rằng khi các ngân hàng giữ tỷ lệ vốn ở mức độ định mức, xuất hiện mối quan hệ ổn định giữa vốn quy định và tài sản hiện hữu bởi trọng số rủi ro không thay đổi: Hoạt động quản trị rủi ro này có thể đem lại rủi ro do ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế. Nếu K thay đổi từ mức độ định mức K* với những thay đổi trong các thành phần của nó (E, ω, A), ngân hàng sẽ điều chỉnh các thành phần để đáp ứng điều kiện này một lần nữa. Trong quá trình này, tài sản A của ngân hàng sẽ biến động; và những biến động này sẽ tác động tới hạn mức tín dụng cung cấp cho lĩnh vực phi tài chính của các ngân hàng, gây ra rủi ro cộng hưởng theo chu kỳ của nền kinh tế và khuếch đại biến động của chu kỳ kinh tế trong lĩnh vực phi tài chính.
Nhằm kiểm tra quá trình này một cách chi tiết hơn, cần kiểm tra các mối tương quan giữa các thành phần của tỷ lệ vốn quy định, những nhân tố chính gây ra K dao động, K, E và A, thể hiện một sự tương quan tích cực gần như hoàn hảo với hệ số tương quan 0,98. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa Ė và Ȧ cho thấy Ė gây ra Ȧ với độ trễ một năm trong khi không tồn tại mối quan hệ nhân quả theo hướng ngược lại:
Trang 83
Hình 2.2 Kết quả kiểm định tương quan Granger và xu hướng thay đổi của A và E
Nguồn: BOK
Những kết quả định lượng biểu thị rằng những thay đổi của K xuất phát từ những thay đổi của E trong khi sự điều chỉnh của K được thực hiện chủ yếu qua sự thay đổi của A:
Hình 2.3 Quá trình chuyển dịch của sự thay đổi K
Nguồn: BOK
Dựa trên kết quả phân tích này, có thể hiểu rằng các hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng Hàn Quốc bởi duy trì tỷ lệ vốn của họ ở mức độ định mức bằng cách điều chỉnh các tài sản của họ để đáp ứng với những biến động vốn, có thể gây ra sự khuếch đại các cú sốc tài chính trong thời kỳ suy thoái. Do đó có thể phát hiện các yếu tố gây ra sự khuếch đại suy thoái này bằng cách kiểm tra các nhân tố đằng sau sự biến động về vốn.
Trong suốt thời kỳ bùng nổ kinh tế, các ngân hàng Hàn Quốc thông thường sẽ tăng E với lợi nhuận giữ lại thay vì thông qua việc phát hành cổ phiếu bởi vì các ngân hàng không có xu hướng trả cổ tức, lợi nhuận thường được sử dụng như những nhân tố chính định hướng những thay đổi trong thu nhập giữ lại. Bên cạnh đó, phần lớn lợi nhuận dịch chuyển cùng xu thế với chu kỳ kinh tế nhờ vào mối tương quan phản chu kỳ mạnh mẽ của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Chi phí dự phòng tăng (giảm) trong thời kỳ suy thoái
Trang 84 (bùng nổ) với sự tăng (giảm) tổn thất trong các khoản vay.
Đối với các ngân hàng Hàn Quốc, chi phí dự phòng chiếm tới trung bình vào khoảng 71,8% mức tăng trong lợi nhuận trong thời kỳ bùng nổ và 123,0% mức suy giảm trong thời kỳ suy thoái. Trong số các cấu phần khác, khoản thu nhập lợi tức thể hiện một sự thay đổi phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, vì vậy trong khi thu nhập lợi tức góp phần làm tăng lợi nhuận trong một gian đoạn bùng nổ, nó cũng đóng góp tiêu cực trong thời kỳ suy thoái. Trong khi đó, chi phí và lợi nhuận định mức không đóng góp nhiều vào sự thay đổi lợi nhuận.
Cơ chế tạo ra sự khuếch đại theo chu kỳ kinh tế trong tài sản ngân hàng có thể được tóm tắt như sau: Đầu tiên, những biến động trong lĩnh vực phi tài chính gây ra những thay đổi trong lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng cố gắng để duy trì tỷ lệ vốn của họ ở mức độ định mức đáp ứng quy định trong quản trị rủi ro. Sau đó, hoạt động quản lý này gây ra những thay đổi trong tài sản ngân hàng tạo ra biến động trong nguồn cung tổng tín dụng làm khuếch đại chu kỳ kinh tế:
Bắt nguồn từ cách hoạt động quản trị rủi ro được mô tả như ở trên, tác động của tấm đệm vốn phản chu kỳ có thể đi chệch khỏi sự mong đợi của cơ quan giám sát. Nhằm đối phó với sự áp đặt của tấm đệm phản chu kỳ, các ngân hàng có các tùy chọn được đề xuất bởi cơ quan giám sát bên cạnh việc cắt giảm tài sản phụ thuộc vào quy mô chi phí điều chỉnh của mỗi ngân hàng. Nếu các ngân hàng lựa chọn phương án thay thế phù hợp, các tác động tiêu cực của tấm đệm phản chu kỳ có thể được hạn chế. Có 3 tùy chọn sẵn có cho các ngân hàng nhằm tuân thủ tỷ lệ vốn pháp định tăng lên bởi cơ quan giám sát tài chính với mục tiêu hạn chế nguồn cung tín dụng trong thời kỳ bùng nổ: (1) Mở rộng vốn (E); (2) Giảm trọng số rủi ro (ω), hoặc (3) Giảm tài sản (A). Các ngân hàng sẽ lựa chọn phương án có chi phí điều chỉnh tối thiểu. Các chi phí cho việc điều chỉnh này có thể được đo lường bằng sự chênh lệch giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) trước và sau khi áp dụng tấm đệm phản chu kỳ. Chúng được tính toán thông qua quy mô điều chỉnh (hay độ lệch các hạng mục trong bảng cân đối từ mức độ tối ưu theo quy định) và chi phí đơn vị (chi phí do điều chỉnh các đơn vị cá thể của các khoản mục trong bảng cân đối liên quan):
• EVA = Lợi nhuận trước thuế và lãi – Chi phí nợ – Chi phí vốn
Trang 85
• Chi phí điều chỉnh = EVA trước khi điều chỉnh – EVA sau khi điều chỉnh = Quy mô điều chỉnh × Chi phí đơn vị
Một mô phỏng trên quan điểm của các ngân hàng tính đến cuối năm 2010 cho thấy các ngân hàng Hàn Quốc có thể lựa chọn mở rộng vốn chủ sở hữu của họ khi tấm đệm phản chu kỳ được quy định. Trong số các chi phí điều chỉnh khác nhau, chi phí của việc mở rộng vốn chủ sở hữu này là thấp nhất (0,46 nghìn tỷ won), thấp hơn chi phí của việc giảm tài sản (0,7 nghìn tỷ won) hay giảm trọng lượng rủi ro (0,93 nghìn tỷ won):
Những bằng chứng được thể hiện trong phân tích về lĩnh vực ngân hàng của Hàn Quốc thể hiện rằng chi phí dự phòng RRTD đóng vai trò như một nhân tố cốt lõi gây ra tính cộng hưởng đối với tác động của chu kỳ kinh tế. Các chính sách kiểm soát tài sản của ngân hàng (như các quy định về tỷ lệ nợ/giá trị tài sản thế chấp) và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng (như tỷ lệ dự trữ) có khả năng bổ sung vào tấm đệm vốn phản chu kỳ.
Quản lý rủi ro thanh khoản
Nghiên cứu tác động định lượng QIS cũng cho thấy rằng các tỷ lệ thanh khoản an toàn trung bình LCR và tỷ lệ quỹ bình ổn ròng NSFR của các ngân hàng Hàn Quốc không đạt được yêu cầu tối thiểu là 100%. Các chỉ số trung bình LCR và NSFR trong những ngân hàng lớn của Hàn Quốc lần lượt là 76% và 98%, thấp hơn so với các ngân hàng quốc tế hàng đầu.
Xác định Vốn tự có theo mô hình độ căng
Nhằm tăng cường khả năng “hấp thụ” các khoản vốn bị mất và giảm rủi ro do chu kỳ kinh tế gây ra, Basel III đã tăng cường các yêu cầu về vốn tối thiểu, đề xuất bộ đệm vốn và triển khai thực hiện quy chế đòn bẩy vốn.
Để tăng cường các yêu cầu về vốn tối thiểu, Basel III quy định các ngân hàng cần duy trì đủ vốn chất lượng cao thông qua việc tăng vốn cổ phần thường cấp 1 (CET I); đề xuất các tiêu chuẩn điều kiện; và mở rộng phạm vi khấu trừ vào vốn lợi thế thương mại, tài sản trả chậm, và cổ phiếu quỹ,…
Trang 86 Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc biểu lộ những điều kiện ổn định về vốn với tỷ lệ BIS trung bình (CAR) đạt mức 13,8% tính đến cuối tháng 06/2012. Tỷ lệ BIS của các ngân hàng Hàn Quốc đã duy trì xu hướng ổn định kể từ khi tăng mạnh từ 10,9% trong tháng 09/2008 lên đến 14,7% vào tháng 03/2010 nhờ việc giảm các khoản đầu tư có tính rủi ro cao, tăng cường bổ sung vốn và dự trữ nội bộ. Tỷ lệ vốn cấp 1 (Tier I) cũng đã tăng lên 11,03% vào cuối tháng 6/2012 sau khi đạt mức 8,33% vào cuối tháng 6/2008.
Từ giác độ thành phần vốn, các ngân hàng Hàn Quốc có thể được đánh giá là duy trì trạng thái an toàn với việc duy trì tỷ lệ cao trong vốn cấp 1. Các ngân hàng Hàn Quốc đã duy trì tỷ lệ vốn cấp 1 tại 10,73%, cao hơn so với mức trung bình 9,95% của các ngân hàng quốc tế hàng đầu, trong khi tỷ lệ BIS và vốn cấp 1 thấp hơn so với các ngân hàng quốc tế hàng đầu.
Bảng 2.9 Tỷ lệ thanh khoản theo Basel III của các NHTM Hàn Quốc
Tỷ lệ thanh khoản theo Basel III7 LCR NSFR
Các ngân hàng lớn8 Các ngân hàng quốc tế 93 Các ngân hàng Hàn Quốc 76 93 Các ngân hàng khác9 Các ngân hàng quốc tế 98 103
Các ngân hàng Hàn Quốc 75 99
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp