Mô hình kiểm tra mức độ căng thẳng (Sress Test - ST) không phải là một phát minh mới gần đây (Demekas, 2015). ST bắt đầu được sử dụng trong ngành kỹ thuật thông qua việc thử nghiệm một hệ thống hay cấu trúc có thể vượt quá khả năng hoạt động bình thường, nhằm xác nhận thông số kỹ thuật được đáp ứng. Trong lĩnh vực tài chính, cơ quan giám sát tài chính cũng đã nhận ra lợi ích của việc kiểm tra sức chịu đựng của toàn bộ danh mục hoặc toàn bộ bảng cân đối từ các tình huống mô phỏng lượng hóa các giả thuyết về "cú sốc" cho các biến được lựa chọn và đánh giá tác động lên lợi nhuận, vốn, hay khả năng của các tổ chức quy định để tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ của họ, bao gồm cả các yêu cầu từ các cơ quan giám sát. Có bốn loại hình kiểm tra sức chịu đựng, phân loại dựa theo mục đích sử dụng (Oura & Schumacher, 2012), bao gồm: (i) ST sử dụng trong quản lý rủi ro nội bộ; (ii) ST sử dụng cho giám sát an toàn vi mô theo yêu cÉầu của cơ quan giám sát;
Trang 54 (iii) ST sử dụng trong giám sát an toàn vĩ mô; (iv) ST sử dụng trong quản lý khủng hoảng. Trong khuôn khổ quy chuẩn Basel III, ST được sử dụng nhằm kiểm tra sức chịu đựng và xác định mức độ đủ vốn và thanh khoản của hệ thống tài chính trong thời kỳ khủng hoảng. Đối với ST mức độ đủ vốn, khuôn khổ pháp lý của Basel III (BSCS, 2011) nhằm nâng cao khả năng chịu đựng của ngân hàng và hệ thống NHTM dựa trên 3 trụ cột của khuôn khổ Basel II (BCBS, 2006) bổ sung quy định trong Phụ lục 4 về yêu cầu định lượng cho ST. Cụ thể, yêu cầu định lượng cho ngân hàng khi sử dụng phương pháp mô hình nội bộ được mở rộng và làm rõ hơn. Đoạn 56, Phụ lục 4 của Basel II được thay thế với các nội dung chính gồm: (i) Ngân hàng phải có chương trình ST tổng thể cho RRTD; (ii) Ngân hàng cần đưa ra, ít nhất hàng tháng, ST cho các nhân tố rủi ro thị trường chính (lãi suất, tỷ giá, cổ phiếu, giá hàng hóa…) nhằm chủ động nhận diện, và khi cần thiết, giảm mức độ tập trung vào các danh mục nhạy cảm với thị trường cụ thể; (iii) Ngân hàng cần áp dụng các kịch bản ST nhiều nhân tố và đánh giá các yếu tố rủi ro khác như rủi ro đối với đường cong lãi suất, rủi ro cơ bản…ít nhất theo quý. ST dựa trên nhiều nhân tố cần đưa ra các kịch bản về: a) các sự kiện thị trường và kinh tế nghiêm trọng xảy ra, b) thanh khoản toàn thị trường giảm đáng kể, và c) ảnh hưởng thị trường của việc thanh lý tài sản của một trung gian tài chính lớn; (iv) Kết quả ST cần được tích hợp vào báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao của ngân hàng; (v) Khi đánh giá mức đủ vốn trong trường hợp căng thẳng, các nhân tố sốc cần đủ nghiêm trọng để phản ánh môi trường xấu trong lịch sử hoặc các sự kiện nghiêm trọng nhưng có thể xảy ra khác có khả năng gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng; (vi) Đối với mục đích quản lý danh mục hàng ngày, quản lý rủi ro tập trung, ngân hàng cũng cần xem xét các kịch bản ít nghiêm trọng hơn nhưng có xác suất xảy ra cao hơn; (vii) Lãnh đạo cấp cao cần đóng vai trò chính trong việc tích hợp ST vào khuôn khổ quản lý rủi ro của ngân hàng và đảm bảo kết quả ST có ý nghĩa và được chủ động sử dụng nhằm quản lý RRTD từ đối tác. Tối thiểu, kết quả ST cho RRTD chính cần được so sánh với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và được mở rộng để thảo luận và đưa ra các hành động khi rủi ro tập trung quá mức xảy ra. Basel III cũng có nhiều đổi mới trong việc áp dụng ST cho rủi ro thanh khoản dựa trên tỷ lệ LCR. Mục đích của tỷ lệ LCR nhằm thúc đẩy tính đàn hồi ngắn hạn của rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua việc đảm bảo rằng ngân hàng có
Trang 55 đủ tài sản thanh khoản cao mà có khả năng chuyển đổi dễ dàng và tức thì thành tiền mặt để đáp ứng thanh khoản cần có trong 30 ngày của kịch bản ST thanh khoản. Tỷ lệ LCR sẽ cải thiện khả năng hấp thụ cú sốc của khu vực ngân hàng khi có khủng hoảng tài chính kinh tế, bất kể từ nguồn gốc nào, vì vậy giảm rủi ro của hiệu ứng lan truyền từ khu vực tài chính sang nền kinh tế thực. Kịch bản ST rủi ro thanh khoản cần tích hợp các cú sốc từ kinh nghiệm thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2007 vào một kịch bản ST quan trọng mà ngân hàng cần có đủ thanh khoản trong tay để tồn tại trong vòng 30 ngày. Việc áp dụng ST này cần được coi là yêu cầu tối thiều về giám sát cho ngân hàng. Ngân hàng được kỳ vọng tự họ sẽ thực hiện ST để đánh giá mức độ thanh khoản cần nắm giữ trên mức tối thiểu này, và xây dựng kịch bản của riêng họ đối với các tình huống gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các bài ST nội bộ này cần được thực hiện với thời gian lâu hơn theo quy định. Ngân hàng cũng cần chia sẻ các kết quả ST bổ sung này với cơ quan giám sát.