Hiện tại, các TCTD, chi nhánh NHNNg hoạt động tại Việt Nam đang được quản lý, thanh tra và giám sát tương đối chặt chẽ dựa trên các quy định hiện hành của Chính phủ và NHNN. Cụ thể:
+ Về thanh tra, giám sát, quản lý Nhà nước:
Luật các TCTD, Luật NHNN, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 về tổ chức và hoạt động của TTGSNH, Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/06/2014 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của CQTTGSNH…đã có quy định nội dung và hình thức giám sát ngân hàng (giám sát an toàn vi mô, giám sát an toàn vĩ mô, thanh tra giám
sát trên cơ sở hợp nhất) trong đó gồm: thu thập thông tin; xem xét, theo dõi về an toàn hoạt
động; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị; giám sát, cảnh báo rủi ro của hệ thống các TCTD, chi nhánh NHNNg; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình ổn định hệ thống; kiến nghị các biện pháp phòng ngừa;
+ Về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động:
Việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNNg đã quy định rất cụ thể, trong đó đã có một số quy định ngăn ngừa rủi ro
Trang 118 trọng yếu của ngân hàng hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính hay tập đoàn ngân hàng như: (i) quy định về tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở hợp nhất và riêng lẻ; (ii) áp dụng các tỷ lệ an toàn chặt chẽ hơn trong trường hợp cần thiết tùy tính chất, mức độ rủi ro của từng TCTD;
(iii) quy định các tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản; (iv) quy định ngăn ngừa sở hữu
chéo, cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần sai quy định đối với người có liên quan; (v) ngăn ngừa rủi ro tập trung bằng các quy định về giới hạn, hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản…;
Tiếp đến, có thể kể đến là Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và các văn bản sửa đổi bổ sung như Thông tư 09 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg…;
+ Về quản lý rủi ro, xếp hạng TCTD, áp dụng nguyên tắc Basel:
Thông tư quy định về xếp hạng các TCTD, chi nhánh NHNNg (CQTTGSNH5 dự kiến ban hành 2015): Thông tư về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Thông tư hướng dẫn tính toán tỷ lệ an toàn vốn (CQTTGSNH đang dự thảo);
+ Về kiểm soát đặc biệt, kiểm toán độc lập, xử lý TCTD yếu kém:
Thông tư 07/2013/TT-NHNN ngày 14/03/2013 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; Thông tư số 39/2011/NHNN ngày 15/12/2013 về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh NHNNg; Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 254/QĐ-TTg); Thông tư quy định về tổ chức lại các tổ chức tín dụng (CQTTGSNH đang dự thảo để thay thế Thông tư 04/2010/NHNN ngày 11/02/2010);
+ Các quy định quản lý, giám sát khác:
Các quy định về báo cáo, thống kê đối với các TCTD (Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010 Quy định Báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh NHNNg…); Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng (CQTTGSNH dự kiến ban hành năm 2015) …
+ Về giám sát tài chính, công khai thông tin:
Quy chế giám sát tài chính và công khai thông tin tài chính đối với TCTD 100% vốn Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu và VAMC;
Trang 119 Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng (CQTTGSNH dự kiến ban hành 2015).
Như vậy, có thể thấy hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước đã xây dựng được môi trường pháp lý tương đối đầy đủ trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng. Đây là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện trụ cột 2, cũng như các trụ cột khác liên quan đến an toàn vốn và minh bạch thị trường theo khuyến nghị của Basel II. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Basel II và Basel II vẫn còn rất lớn liên quan tới các quy định như: (i) sử dụng cặp tỷ lệ (hệ số CAR và hệ số đòn bẩy) để đánh giá mức độ đủ vốn của NHTM; (ii) vấn đề giám sát rủi ro có tính chu kỳ của NHTM; (iii) vấn đề nhận diện và có phương pháp quản lý riêng đối với các D-SIBs; (iv) vấn đề hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc sử dụng Stress Test định kỳ nhằm đánh giá mức độ rủi ro tại NHTM; (v) các quy định liên quan tới chính sách phân chia lợi nhuận của NHTM với tấm đệm vốn dự phòng tài chính.
Hệ thống văn bản áp dụng có tác động gián tiếp
Trong những nỗ lực nhằm áp dụng Basel II tại Việt Nam, ít nhất là với 10 ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước đã đưa ra rất nhiều những quy định, những thay đổi nhằm thực hiện vấn đề này. Trong đó, phải kể đến:
Đối với việc xây dựng và ban hành Thông tư tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II: Những thay đổi về quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn và các giới hạn, hạn chế trong hoạt động của các TCTD quy định tại Luật các TCTD năm 2010: Quy định tại Điều 55, Điều 103, Điều 110, Điều 115, Điều 128, Điều 129, Điều 130 và Điều 135.
Điều 130 Luật TCTD quy định: “ Các TCTD, chi nhánh NHNNg phải duy trì: Tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu 8%.... NHNN quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn…”
Đề án “Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020” ban hành theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính
phủ đã xác định mục tiêu “từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản
Trang 120 Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD trong đó có giải pháp “Ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp
Basel II”.
Quy định tại Khuôn khổ Hiệp ước vốn Basel II và quy định về Basel II của một số nước (Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Australia…).
Thực tiễn việc áp dụng Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN, và Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nền tảng pháp lý trực tiếp cho việc triển khai khuyến nghị của Ủy ban Basel
Trong quá trình tiến tới áp dụng Basel II & III tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhận định cần có những quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là vấn đề an toàn vốn. Chính vì vậy, năm 2014, NHNN đã ban hành Thông tư 36, thay thế Thông tư 13, quy định về các tỷ lệ an toàn của TCTD hướng đến thông lệ quốc tế nhằm định hướng hoạt động cho các TCTD trong mục tiêu áp dụng thành công Basel II và sau đó là Basel III tại Việt Nam. Theo lộ trình triển khai Basel II đã được Thống đốc phê duyệt, có ít nhất 10 ngân hàng được lựa chọn thực hiện Basel II theo Phương pháp tiêu chuẩn. Điều này khiến NHNN cần ban hành văn bản hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II làm khuôn khổ pháp lý cho các ngân hàng thực hiện, cho NHNN giám sát. Từ đó, Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra đời. Liên quan đến tính toán tỷ lệ an toàn vốn, dự thảo Thông tư có một số điểm mới so với Thông tư 36 như sau:
Đối tượng điều chỉnh hẹp hơn.
Đối tượng điều chỉnh trong Dự thảo Thông tư chỉ bao gồm NTHM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg), không điều chỉnh đối với Ngân hàng hợp tác xã, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, các TCTD phi ngân hàng, quỹ TDND cơ sở, tổ chức tài chính vi mô như trong Thông tư 36.
Trang 121
Phạm vi điều chỉnh tập trung vào tỷ lệ an toàn vốn.
Thông tư 41 quy định và hướng dẫn tính toán tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, các tỷ lệ an toàn khác (Tỷ lệ khả năng chi trả; Giới hạn cấp tín dụng; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi) vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014.
Bổ sung, giải thích thêm nhiều thuật ngữ chưa được giải thích tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Thông tư 41 đã bổ sung và giải thích thêm một số thuật ngữ mà Thông tư 36 chưa quy định, cụ thể:
Bổ sung một số thuật ngữ mới như: tài sản tài chính, công cụ tài chính, công cụ vốn, công cụ vốn có tính chất nợ, nợ thứ cấp, các loại rủi ro (rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro đối tác…).
Bổ sung các thuật ngữ phục vụ cho việc tính hệ số rủi ro của tài sản có như: cấp tín dụng bán lẻ, giao dịch Repo, tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, xếp hạng tín nhiệm tự nguyện, xếp hạng tín nhiệm thỏa thuận, giảm thiểu rủi ro,...
Bổ sung khái niệm giao dịch tự doanh, sổ kinh doanh, sổ ngân hàng để phục vụ việc phân tách và xác định đúng các loại rủi ro từ các mảng kinh doanh phát sinh trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng; đồng thời phục vụ tính toán yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường.
Những thuật ngữ, khái niệm này để phục vụ cho việc tính toán vốn tự có và làm rõ những nội dung, quy định mới (về rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, các biện pháp giảm thiểu rủi ro, phân loại khách hàng vay…),
Yêu cầu ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải xây dựng Cơ cấu tổ chức, quy định nội bộ và kiểm toán nội bộ để tính toán và quản lý tỷ lệ an toàn vốn (Điều 3)
Thông tư 41/2016/TT-NHNN yêu cầu ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải có cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận để quản lý tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Trang 122 Để hướng dẫn Khoản 2 Điều 93 Luật các TCTD, Điều 3 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định yêu cầu ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ quy định tại Dự thảo Thông tư này và các văn bản có liên quan để ban hành Quy định nội bộ để quản lý tỷ lệ an toàn vốn. Những quy định này góp phần giúp ngân hàng, chi nhánh NHNNg nâng cao chất lượng quản trị điều hành và cải thiện hiệu quả công tác quản trị rủi ro đối với trụ cột I của Basel II.
Quy định về sử dụng kết quả của tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập để xác định trọng số rủi ro
Đây được xem là một bước tiến lớn trong việc thực hiện Basel II. Theo đó, Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định ngân hàng, chi nhánh NHNNg sử dụng thống nhất thứ hạng tín nhiệm do tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập đánh giá đối với từng đối tượng khách hàng vay để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tương ứng theo quy định tại Thông tư 41. Trong đó, 03 tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập được quy định là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch. Nguyên tắc sử dụng thứ hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập cũng được quy định cụ thể để ngân hàng, chi nhánh NHNNg biết và thực hiện.
Quy định tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II là 8%:
Thông tư 41 quy định ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, thay vì 9% như Thông tư 36. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể cao hơn 8% theo yêu cầu của Thống đốc NHNN trong từng thời kì, với từng ngân hàng, chi nhánh NHNNg. Điều đặc biệt mang tính đột phá là công thức tính tỷ lệ an toàn vốn được bổ sung vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường ngoài vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng theo quy định tại Thông tư 36.
Về công thức tính vốn tự có vốn cấp 2 được tính theo quy định của Basel II
Về cơ bản, Thông tư 41 quy định, Vốn tự có vẫn bằng tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2, sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như thông tư 36. Tuy nhiên, nếu như vốn cấp 1 kế thừa nội dung quy định tại Thông tư 36 thì vốn cấp 2 có một số điểm mới, được quy định trên cơ sở quy định của Basel II, gồm:
Các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trang 123 75% Dự phòng chung theo quy định.
Nợ thứ cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định.
Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 phải tuân thủ các giới hạn theo quy định. Việc tính Vốn tự có được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 41.
Quy định mới về tính toán tài sản tính theo rủi ro tín dụng (Điều 8):
Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR), không bao gồm rủi ro tín dụng đối tác và tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR). Trong đó: Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWACR) được xác định đối với các khoản phải đòi
được hạch toán nội bảng và hạch toán ngoại bảng;
Giá trị số dư khoản phải đòi tính theo rủi ro tín dụng được trừ đi dự phòng cụ thể và điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng trước khi tính hệ số rủi ro tín dụng.
Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được xác định đối với các giao dịch tự doanh, giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro.
Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính bằng tổng của chi phí thay thế của giao dịch và giá trị tương lai trạng thái rủi ro của giao dịch đó nhân với hệ số rủi ro tín dụng đối tác của giao dịch đó.
Áp dụng hệ số rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II đối với từng loại khách hàng vay (Điều 9)
Trong việc tính toán tài sản có rủi ro tín dụng, hệ số tính rủi ro của Thông tư 41 được xem xét theo tiêu chuẩn của Basel II trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá điều kiện thực tế của Việt Nam được coi là một trong những thay đổi và khác biệt căn bản của Thông tư 41 và Thông tư 36. Cụ thể:
(i) Đối với khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác
Thông tư 41 quy định hệ số rủi ro của khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg căn cứ vào thứ hạng tín nhiệm. Trong đó, thứ hạng tín nhiệm của chi nhánh NHNNg là thứ hạng tín nhiệm của NHNNg.
Trang 124 Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có xếp hạng là 250% đối với khoản phải đòi có thời hạn từ 03