Kinh nghiệm về kế hoạch triển khai Basel III tại Sri Lanka

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 77 - 83)

Với Sri Lanka, mức độ áp dụng khung vốn hiện nay như sau.

Trang 76 dựa trên các yêu cầu của Basel II, được áp dụng bình đẳng trong toàn ngành ngân hàng. Hiện nay ngành ngân hàng đã áp dụng trụ cột I của Basel II và áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn hóa về rủi ro tín dụng, phương pháp đo lường tiêu chuẩn về rủi ro thị trường và các chỉ tiêu cơ bản, tức là chưa đầy đủ về cách tiếp cận rủi ro hoạt động. Các hướng dẫn cũng yêu cầu các ngân hàng phải thu thập dữ liệu để có thể áp dụng các phương pháp tiên tiến của trụ cột I trong 5 năm.

 Tất cả các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ vốn cốt lõi 5% và tỷ lệ vốn chung là 10%. Trung bình, tỷ lệ vốn cốt lõi và tỷ lệ vốn chung lần lượt là 13,3% và 15% vào ngày 30/9/2012. Tức là vượt cả yêu cầu của Basel III.

 Bản dự thảo đã được ban hành năm 2011 về việc hướng đến các phương pháp tiêu chuẩn hóa về rủi ro hoạt động và đưa ra hướng dẫn để chuyển sang phương pháp tiếp cận nâng cao về rủi ro tác nghiệp.

 Một bản hướng dẫn về việc thực hiện Trụ cột 2 của Basel II được ban hành vào tháng 4/2012. Một vài ngân hàng đã nộp quy trình đánh giá mức độ đủ vốn (ICAAP). CBSL đã nhận được những bản đó trong quá trình rà soát, đánh giá các ICAAP.

 Hiệu quả của việc nhận biết về vốn và rủi ro đã được cải thiện với sự ra đời của hướng dẫn Quản lý rủi ro tích hợp. Đồng thời, các báo cáo cũng được phát hành phù hợp với các chuẩn mực kế toán của Sri Lanka về công cụ tài chính, trình bày, đo lường và các thuyết minh.

Từ đó, Sri Lanka đã đề xuất đưa ra hướng dẫn triển khai giai đoạn thử nghiệm theo các yêu cầu về tỷ lệ vốn và đòn bẩy tài chính cũng như quản trị rủi ro thanh khoản theo mô hình Basel II và III vào năm 2013. Kế hoạch cụ thể được đề xuất như sau:

 Thực hiện trụ cột 2: Các hướng dẫn liên quan đến công tác giám sát ngân hàng của Basel II vào năm 2013.

 Thực hiện trụ cột 1: phương pháp nâng cao đánh giá RRHĐ vào năm 2013.  Thực hiện bắt buộc phương pháp nâng cao đánh giá RRTD vào năm 2014.

 Phát hành hướng dẫn liên quan đến các yêu cầu về tỷ lệ vốn, tỷ lệ đòn bẩy, quản lý rủi ro thanh khoản và lộ trình thực hiện theo Basel III vào năm 2013.

Trang 77

Thứ nhất, mở rộng vốn và các vấn đề liên quan. Tuy rằng các yếu tố về khung pháp

lý và hiệu lực thực hiện đã tương đối hoàn chỉnh, song tại Sri Lanka, thị trường vốn với các doanh nghiệp cổ phần vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu phát triển. Tất cả các ngân hàng tư nhân trong nước được yêu cầu phải có cổ phiếu ngân hàng thường giao dịch trong danh sách cổ phiếu của họ. Hơn nữa, các ngân hàng cũng phải liệt kê vốn nợ của họ trong thời gian qua và liệt kê các chủ đầu tư lâu dài của mình nếu muốn tăng vốn cấp II. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nhỏ so với thị trường chứng khoán chính phủ. Như vậy, cần phải phát triển thị trường này cả ngắn hạn và dài hạn để cung cấp 1 kênh đầu tư và dự trữ thay thế cho các định chế tài chính, tập đoàn, công ty tư nhân và công ty đại chúng để huy động vốn cho đầu tư trung và dài hạn. Hơn nữa, sự phát triển của thị trường vốn trong nước như là một sự bổ sung cho ngành ngân hàng, củng cố hệ thống tài chính thông qua việc đa dạng hóa rủi ro và nguồn tài trợ. Quyết định cho phép nước ngoài đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp sẽ mở rộng các nhà đầu tư và tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường.

Thứ hai, chiến lược quản lý tài sản và nợ. Hiện nay, các ngân hàng đặt phần lớn tài

sản của mình trong chứng khoán Chính phủ và cân nhắc các mức lãi suất hấp dẫn được cung cấp, rủi ro thấp và khi nó được công nhận như một tài sản lỏng theo luật định, các ngân hàng thích đầu tư vào chứng khoán Chính phủ hơn so với các hình thức khác của tài sản lưu động. Các ngân hàng sẽ buộc phải duy trì tài sản có tính lỏng cao mà có thể có một ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.

Thứ ba, vấn đề về cơ sở hạ tầng, CNTT, truyền thông. Tiến đến các phương pháp tiếp

cận tiên tiến theo Basel II và tính toán các chỉ số thanh khoản theo Basel III sẽ đòi hỏi dữ liệu khai thác tiên tiến và hệ thống CNTT phù hợp.

Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến việc hiện nay, Sri Lanka mới đang trong quá trình áp dụng đầy đủ Basel II, tiến đến Basel III. Tuy nhiên, vẫn có một số nội dung mà hệ thống ngân hàng nước này đã đáp ứng được, thậm chí còn áp dụng rất tốt, chẳng hạn như yêu cầu vốn tự có thực có, được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo.

Xác định giới hạn tỷ lệ đòn bẩy nợ

Trang 78 việc xác định một tỷ lệ đòn bẩy nợ tối ưu. Song CBSL đã thực hiện một đánh giá về tỷ lệ đòn bẩy dựa trên biểu hiện hiện tại của các ngân hàng về vốn và sự nguy hiểm tài chính. Xét Vốn cấp I so với tổng tài sản, tỷ lệ đòn bẩy của ngành ngân hàng là 4,3%, cao hơn chỉ tiêu 3%. Vốn cấp I là tương tự như Vốn cấp I theo yêu cầu Basel III. Tổng tài sản, mà đại diện là tài sản ròng nội bảng được quy định cụ thể và có sự điều chỉnh giá trị. Tài sản thế chấp hoặc bảo đảm tài chính, bảo lãnh hoặc mua hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng không được phép để giảm rủi ro về tài khoản ngoại bảng; các khoản vay và tiền gửi đã không được cố định.

Xác định tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kì của nền kinh tế

Sự hợp lý của tấm đệm ngược chu kỳ liên quan đến sự cần thiết phải đưa ra một cái nhìn vĩ mô thận trọng trong trong các quy định của ngân hàng. Các bộ đệm được triển khai khi các nhà chức trách quốc gia xem xét tăng trưởng tín dụng là quá mức, do vậy, cần xác định một hệ thống những rủi ro không thể chấp nhận được. Mục đích chính của việc thực hiện các bộ đệm không phải là để quản lý chu kỳ tín dụng, mà để đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng tích lũy được một lượng vốn trong thời gian hoạt động tốt để bảo vệ nó khỏi những thiệt hại tiềm năng trong tương lai.

CBSL vẫn chưa quyết định về việc thực hiện tấm đệm chống rủi ro chu kỳ như quy định trong Basel III. Tuy nhiên, trong quá khứ, CBSL cũng thực hiện các biện pháp thay thế như tăng các trọng số rủi ro của các khoản vay nhất định với quan điểm của việc đảm bảo nguồn vốn xây dựng và tăng chi phí vốn, do đó làm giảm sự tăng trưởng của các khoản vay này. Tương tự như vậy, các quy định tỷ lệ tổn thất cho vay nhìn chung cũng đã được tăng lên đối với các mục đích tương tự. Đồng thời, thay đổi giới hạn trạng thái ngoại hối ròng của các ngân hàng, giới thiệu các giới hạn về mình bạch với TTCK. Do đó, các vấn đề về thận trọng vĩ mô đã được giải quyết gián tiếp bởi CBSL. Hơn nữa, CBSL có quyền hạn cần thiết theo luật để áp đặt tấm đệm ngược chu kỳ khi cần.

Mặt khác, qua những quan sát về vốn cấp I và tổng vốn, có thể thấy Sri Lanka có khả năng đáp ứng yêu cầu về bộ đệm vốn do mức độ cao về cơ cấu vốn cốt lõi, chất lượng vốn và các quy định hiện hành. Vốn đã được tạo ra chủ yếu thông qua lợi nhuận giữ lại và chuyển giao được thực hiện cho các quỹ dự trữ bắt buộc trong nền kinh tế.

Trang 79

Vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản

Tính đến 30/9/2012, hầu hết các chỉ số đại diện cho vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và nhạy cảm với rủi ro thị trường tại Sri Lanka đều hợp lý và ổn định trong trung hạn. Hơn nữa, CBSL xét thấy cần thiết cho ngành ngân hàng áp dụng các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn thanh khoản trong Basel III sớm để đảm bảo hơn nữa sự tăng cường khả năng phục hồi và quản lý rủi ro của các ngân hàng. Chính vì vậy, NHTW nước này đã có những đề xuất về việc đưa ra hướng dẫn triển khai giai đoạn thử nghiệm theo các yêu cầu về tỉ lệ vốn, đòn bẩy tài chính cũng như quản trị rủi ro thanh khoản dưới mô hình Basel III vào năm 2013 như là bước đệm để tiến tới Basel III. Theo đó, các chiến lược quản lý thanh khoản sẽ được đánh giá dựa trên việc duy trì tỷ lệ tài sản có thanh khoản cao theo luật định5 (SLA) và phương hướng quản lý rủi ro tích hợp. SLA được theo dõi trên cơ sở hàng tháng. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ phải duy trì các yêu cầu hàng ngày, theo nội tệ nếu là ngân hàng trong nước, theo USD nếu là ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp các ngân hàng không tuân thủ yêu cầu, một mức phạt tài chính sẽ được áp dụng và sự việc cũng sẽ phải được trình bày trong Báo cáo thường niên của ngân hàng đó.

Xem xét những thành tựu hiện tại về vốn và quản lý rủi ro, CBSL tự tin về khả năng định hướng ngành ngân hàng thực hiện và tin rằng ngành ngân hàng có thể sẽ đạt được các yêu cầu trước các mốc thời gian cần thiết để thực hiện các yêu cầu theo quy định của Basel III.

Thực tế, rủi ro thanh khoản được duy trì ở mức vừa phải với tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản luật định duy trì ở mức cao, khoảng 22% tổng tài sản của ngành ngân hàng, trong khi quy định là 20%. Nếu xét theo yêu cầu của Basel III, đánh giá sơ bộ chỉ ra rằng LCR khác nhau từ 70% đến 423% trong số các ngân hàng lớn. Tỷ lệ cao được duy trì bởi các ngân hàng tiết kiệm lớn vì nó có chức năng đầu tư 60% tiền gửi vào chứng khoán chính

5 Tài sản thanh khoản theo quy định bao gồm: Tiền mặt đầu tư vào tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ với thời hạn không quá 1 năm và số dư tại các ngân hàng nội địa khác.

Trang 80 phủ6.

Nhìn chung, hệ thống tài chính Sri Lanka vẫn đang trong quá trình thực hiện đầy đủ khung giám sát theo khuyến nghị của Basel II và bước đầu thực hiện Basel III với những nội dung cơ bản về vốn và đòn bẩy tài chính. Trong quá trình đó, CBSL đã có những kế hoạch thay thế và những bước chuẩn bị cho việc thực hiện chúng một cách nhanh và hiệu quả nhất. Điều này kì vọng vào một kết quả khả quan trong thời gian tới, rằng, Sri Lanka sẽ thực hiện đầy đủ và toàn diện Basel II và Basel III.

Xác định vốn tự có

Bắt đầu từ 1/1/2008, các Chỉ thị yêu cầu về vốn đã được thực hiện ở Sri Lanka, yêu cầu tất cả các ngân hàng áp dụng trụ Cột I của Basel II với cách tiếp cận tiêu chuẩn về rủi ro tín dụng, phương pháp đo lường tiêu chuẩn về rủi ro thị trường và cách tiếp cận chỉ số cơ bản về rủi ro hoạt động. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các ngân hàng ở Sri Lanka đến là 10%, với vốn cốt lõi không ít hơn 5% theo báo cáo hợp nhất, khi so sánh với 8% và 4% theo khuyến cáo của BCBS.

CBSL xét thấy cần thiết cho ngành ngân hàng áp dụng các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn thanh khoản trong Basel III sớm để tăng cường hơn nữa khả năng phục hồi và quản lý rủi ro của các ngân hàng ở Sri Lanka. Xem xét những thành tựu hiện tại về vốn và quản lý rủi ro, CBSL tự tin về khả năng định hướng ngành ngân hàng thực hiện và tin rằng ngành ngân hàng có thể sẽ đạt được các yêu cầu trước các mốc thời gian cần thiết để thực hiện các yêu cầu theo quy định của Basel III. Các ngân hàng đã duy trì một tỷ lệ vốn cốt lõi và tỷ lệ vốn chung lần lượt là 13,3% và 15% vào ngày 30/9/2012. Với các ngân hàng đặc biệt, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn nhiều mức chung bình (lần lượt là 21,1% và 19,4%). Một phần đáng kể (hơn 90% vốn cấp I cấu thành vốn cổ phần và các quỹ). Tăng trưởng vốn trong thời gian 10 năm qua là do sự tích lũy lợi nhuận và thông qua phát hành cổ phiếu mới. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình trong giai đoạn này là 29%, tương ứng tăng trưởng trong vốn cốt lõi và tổng vốn là 22% và 23%. Tuy nhiên, CBSL vẫn sẽ yêu cầu các

Trang 81 ngân hàng nghiên cứu chi tiết về các yêu cầu về vốn mới trong năm 2013.

Có điều này là do Sri Lanka đã có những luật định tương đối đầy đủ liên quan đến đảm bảo vốn theo khuyến nghị của Basel. Chúng được quy định trong Luật Ngân hàng và các quy định có liên quan khác, yêu cầu tất cả các ngân hàng duy trì tỷ lệ an toàn vốn có thể được xác định bởi Hội đồng tiền tệ, cũng như thông qua hướng dẫn an toàn vốn được đặt ra bởi BIS trong Basel. CBSL là cơ quan thực hiện tất cả các yêu cầu theo Basel II và Basel III. Mặt khác, việc thực hiện cũng được đưa ra cụ thể: (i) Nếu bất kỳ sự thay đổi nào trong các yêu cầu an toàn vốn phải được thực hiện, Hội đồng tiền tệ sẽ thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng là cần tăng thêm vốn của mình và sẽ được dành một khoảng thời gian mười hai tháng hoặc dài hơn có thể để thực hiện theo yêu cầu đó; (ii) Nếu vốn của ngân hàng đã thiếu, Hội đồng tiền tệ sẽ cấp một thời gian hợp lý cho việc cải chính sự thiếu hụt đó. Trong thời gian các ngân hàng thiếu hụt, không được phép tuyên bố cổ tức hoặc chuyển lợi nhuận về.

Việc áp dụng đầy đủ, thậm chí vượt những yêu cầu về vốn khiến ngành tài chính Sri Lanka không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007. Hơn nữa, còn đáp ứng được những yêu cầu về tấm đệm rủi ro chu kỳ, tiến tới thực hiện đầy đủ Basel II, hướng đến Basel III.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)