Về nội dung của tiêu chuẩn quản lý rủi ro thanh khoản, Basel III đã thiết lập khuôn khổ về quản lý rủi ro thanh khoản bao gồm: tỉ lệ thanh khoản an toàn (LCR) và tỉ lệ quĩ bình ổn ròng (NSFR) với mục tiêu giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những vấn đề về thanh khoản. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn. Các qui định về quản lý rủi ro thanh khoản sẽ được hình thành dần, để có thể đưa vào áp dụng chính thức từ năm 2015 (đối với tỉ lệ thanh khoản an toàn) và năm 2018 (đối với tỉ lệ quĩ bình ổn ròng).
Tỷ lệ thanh khoản an toàn (LCR) yêu cầu các ngân hàng phải duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển ngay sang tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính bất thường trong vòng 30 ngày.
LCR = 𝑉ố𝑛 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐𝑎𝑜
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣ò𝑛𝑔 30 𝑛𝑔à𝑦 ≥ 100% (2.7)
Trang 56 dưới dạng quỹ bình ổn để có thể đối phó với thời kỳ khó khăn tối thiểu 1 năm.
NSFR = 𝐿ượ𝑛𝑔 𝑞𝑢ỹ 𝑏ì𝑛ℎ ổ𝑛 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế (𝐴𝑆𝐹)
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑞𝑢ỹ 𝑏ì𝑛ℎ ổ𝑛 𝑏ắ𝑡 𝑏𝑢ộ𝑐 (𝑅𝐹𝑆) ≥ 100% (2.8)
Trong đó: Quỹ bình ổn thực tế (ASF) được định nghĩa là tổng các khoản tiền của ngân hàng như sau: (a) vốn; (b) cổ phiếu ưu đãi có kì hạn trên 1 năm; (c) khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở lên; (d) phần tiền gửi không kỳ hạn và/hoặc tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm được duy trì tại ngân hàng với thời gian kéo dài trong trường hợp bắt buộc; và (e) các phần kinh phí bán buôn với kỳ hạn dưới 1 năm được duy trì tại ngân hàng với thời gian kéo dài trong trường hợp bắt buộc.
Quỹ bình ổn bắt buộc (RFS) được tình bằng tổng của giá trị của các tài sản được nằm giữ và cung cấp quy đổi (với hệ số được quy định cho từng loại tài sản cụ thể), cộng với mức độ rủi ro thanh khoản tiềm tàng quy đổi (với hệ số RSF kèm theo).
Hệ số RSF được quy định đối với từng loại tài sản khác nhau là các thông số ước lượng gần đúng số tiền của tài sản có thể không được vốn hóa thông qua việc bán hoặc sử dụng như là tài sản thế chấp trong các khoản vay có bảo đảm trên cơ sở mở rộng trong vòng một năm.
Trên thực tế, việc quản lý rủi ro thanh khoản rất khác nhau tại từng quốc gia. Vì vậy, Ủy ban Basel sẽ sử dụng nhiều quy trình báo cáo để theo dõi các tỷ lệ trong quá trình chuyển đổi để đảm bảo các tiêu chuẩn được tính toán như dự kiến.