Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2007 là do sự hình thành đòn bẩy tài sản cao tại cả nội bảng lẫn ngoại bảng trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đã tích lũy quá mức đòn bẩy tài chính trong khi duy trì tỷ lệ vốn rủi ro cao dẫn đến sự suy yếu dần về mức độ và chất lượng của vốn, đồng thời duy trì tầng đệm thanh khoản không đảm bảo. Tại thời điểm cuộc khủng hoảng bùng nổ, các ngân hàng bắt buộc phải cắt giảm đòn bẩy tài chính nhằm giải quyết áp lực về giá tài sản. Quá trình cắt giảm này tác động xấu đến tài sản có, sụt giảm vốn và thu hẹp nguồn cung tín dụng. Do vậy, đi kèm với những yêu cầu cao hơn về tỷ lệ vốn tự có, Basel III lần đầu tiên đưa ra yêu cầu về tỷ lệ đòn bẩy với mục đích giới hạn mức độ sử dụng đòn bẩy hay nói cách khác, các ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ. Điều này đồng nghĩa với việc giảm khả năng vỡ nợ nếu một ngân hàng nào đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Những đề xuất cải cách Basel III đưa ra một tỷ suất đòn bẩy đơn giản, minh bạch, phi rủi ro để hoạt động như một biện pháp bổ sung đáng tin cậy cho các yêu cầu về vốn tài sản rủi ro. Tỷ lệ đòn bẩy được dùng để (i) hạn chế việc sử dụng đòn bẩy quá lớn trong lĩnh
Trang 47 vực ngân hàng mà có thể dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung; và (ii) Củng cố các yêu cầu đánh giá rủi ro với một phương pháp đơn giản, độc lập. Có thể nói, yêu cầu về tỷ suất đòn bẩy thể hiện tính quyết định, bổ sung cho khuôn khổ quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu, đồng thời đảm bảo sự giám sát phù hợp đòn bẩy nội bảng và ngoại bảng của NHTM. Đề xuất hiện thời của ủy ban Basel là kiểm định tỷ suất đòn bẩy tại 3% của vốn cấp 1 trên tổng tài sản và tiến tới đưa vào quy chuẩn giám sát trong trụ cột I từ năm 2018.
Cụ thể, tỷ lệ đòn bẩy trong quy định của Basel III được xác định bởi tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản (bao gồm các khoản mục ngoại bảng).
Tỷ lệ đòn bẩy (LR) = 𝑉ố𝑛 𝑐ấ𝑝 1
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛≥ 3% (2.6)
Để thấy rõ tầm quan trọng của tỷ lệ đòn bẩy này, chúng ta có thể nhìn thấy sự gia tăng của tổng tài sản các NHTM lớn của Mỹ và châu Âu trong giai đoạn tiền khủng hoảng so với tốc độ tăng của tài sản rủi ro quy đổi (Hình 2.1). Tỷ lệ đòn bẩy mới đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro so với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nếu xem xét các tỷ lệ này ở 50 ngân hàng hàng đầu thế giới.
Như vậy, có thể nhận thấy, bước đột phá mới của Basel III chính là việc xây dựng thêm tỷ lệ đòn bẩy nợ mới tính trên tỷ lệ của vốn tự có cấp 1 và tổng TSC rủi ro gia quyền. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy.
Trang 48
Hình 2.1 Sự gia tăng tổng tài sản của 50 NHTM hàng đầu thế giới và các ngân hàng của Mỹ (1995 - Quý 2/2008)
Nguồn: CGFS 2009
Chú thích:
a. Bank of America, Citigroup, JPMorgan Chase, Wachovia Corporation, Washinton Mutual và Wells Fargo & Company.
b. Bear Steams, Goldman Sachs, Lehman Brothers, Merrill Lynch và Morgan Stanley. c. 50 NHTM hàng đầu thế giới.
Việc bổ sung về yêu cầu tỷ lệ đòn bẩy cùng với các chỉ số khác trong các báo cáo của các NHTM gửi đến NHTW bắt đầu được thử nghiệm từ 01/01/2013 trước khi thưc hiện bắt buộc được chính thức áp dụng vào tháng 01/2018. Bên cạnh đó, Basel III đã chỉ rõ việc nhận diện ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống (D-SIBs) và quy định tỷ lệ an toàn cao hơn đối với các D-SIBs nhằm đảm bảo sự an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng. Trong đó, Ủy ban Basel nhấn mạnh các D-SIBs cần được quy định về hệ số CAR cũng như tỷ lệ đòn bẩy cao hơn so với các ngân hàng thông thường trong cùng quốc gia.