Các quy định của Việt Nam trong giai đoạn hiệu lực của Base lI và Basel II.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 110 - 119)

Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện. Các cơ quan chức năng như Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng, UBGSTCQG cũng như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng trong đó

Trang 109 nhấn mạnh đánh giá tăng vốn để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống, rủi ro dây chuyền đối với cả một hệ thống ngân hàng. Đối với quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, quy định chính thức đầu tiên là Quyết định 297/1999/QĐ- NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Đến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Đến năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II. Bên cạnh đó, theo tinh thần Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, quy định đến ngày 31/12/2008, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM cổ phần tại Việt Nam là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 phải đạt mức vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Đây là quy định nhằm cưỡng chế các NHTM phải tăng cường năng lực tài chính nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống. Như vậy, tình hình thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn này có thể chia theo 3 giai đoạn như sau:

(i) Giai đoạn thứ nhất: áp dụng Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM(từ năm 1999 đến năm 2005)

Thời kỳ này, khối NHTM Nhà nước không đảm bảo được mức an toàn vốn tối thiểu. Tại thời điểm năm 2000, trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến sự phá sản của các NHTM Nhà nước, Chính phủ đã trực tiếp cấp 12.000 tỷ đồng dưới dạng cấp trái phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn tự có cho 4 NHTM Nhà nước đưa tổng mức vốn tự có của khối này lên mức hơn 18.000 tỷ VND, chiếm 51% vốn tự có của toàn hệ thống.

Bảng 3.2 Vốn tự có và hệ số CAR của các NHTM NN thời điểm 31/12/2005

Trang 110 (tỷ đồng) (tỷ đồng) 1 VCB 136.721 4.279 7,32 2 Vietinbank 116.373 3.405 5,35 3 BIDV 121.404 3.971 5,51 4 Agribank 179.281 6.411 4,79 5 MHB 12.676 910 8,48

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Do thị phần hoạt động của năm NHTM trên chiếm đến 70-75% vì vậy có thể nói sự an toàn trong hoạt động của nhóm ngân hàng này quyết định sự an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, xem xét bảng 3.2, chúng ta có thể thấy hầu hết các NHTM NN đều chưa đạt được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (trừ MHB). Nếu xét trên toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể nhận thấy, trong khi các NHTM NN gặp khó khăn trong việc đạt chuẩn an toàn vốn thì các NHTMCP thời điểm này lại đảm bảo được mức an toàn vốn. Bảng 3.3 Tổng hợp vốn tự có của hệ thống NHTM đến 31/12/2005 Các định chế tài chính Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) Vốn tự có (tỷ đồng) CAR (%) Hê thống NHTM NHTM Nhà nước NHTMCP đô thị NHTMCP Nông thôn NH liên doanh

Chi nhánh NH nước ngoài

872.062 617.786 156.140 3.043 13.192 81.899 44.030 23.581 11.198 667 1.522 7.059 5,5 4,1 8,0 24,0 12 9,2

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Mặc dù các NHTM Việt Nam đã nỗ lực và hầu hết các NHTM cổ phần đều đạt được CAR trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn của Basel II, tức là mẫu số phải

Trang 111 cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và RRHĐ thì chắc chắn rất ít NHTM Việt Nam giai đoạn này đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8%.

(ii) Giai đoạn hai: giai đoạn thực hiện quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (từ năm 2005 đến năm 2010)

Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thời kỳ 2006- 2008. Nếu xem xét trên số liệu của các NHTM có quy mô hoạt động lớn trong bảng 3.4 có thể nhận thấy nhiều NHTM đạt được yêu cầu về hệ số CAR 8% (ngoại trừ BIDV và Agribank).

Bảng 3.4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của một số NHTM (%)

Năm VCB CTG ARG BIDV TCB STB ACB EAB

2005 9.57 4.36 0.41 3.36 15.72 15.40 12.10 8.94

2006 12.60 5.18 4.90 5.50 17.28 11.82 10.89 13.57

2007 9.20 11.62 7.20 6.67 14.30 11.07 16.19 14.36

2008 8.90 12.02 7.9 6.50 13.99 12.16 12.44 10.75

2009 7.64 8.06 4.86 7.55 9.6 10.90 9.97 n.a

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Bên cạnh đó, làn sóng chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị trong giai đoạn này đã khiến cho bức tranh toàn hệ thống ngân hàng về an toàn vốn tồn tại nhiều điểm tối. Nếu căn cứ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP (ngày 22/11/2006), thì đến cuối năm 2010, các NHTMCP phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ VND. Một số ngân hàng đã thực hiện tăng mức vốn pháp định theo qui định để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Nhưng vẫn còn nhiều ngân hàng vẫn đang trong quá trình triển khai kế hoạch tăng vốn pháp định. Do đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng có tăng lên, nhưng vẫn chưa đảm bảo mức tăng theo tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Vấn đề đáng lưu ý ở giai đoạn này là do tác động của chính sách kích cầu cũng như việc thực hiện nới lỏng tiền tệ của NHNN nên tín dụng tại các NHTM đã tăng đột biến. Điều này dẫn đến hệ lụy tổng tài sản rủi ro của các NHTM tăng lên và kết quả là các NHTM trong nhóm trên

Trang 112 đều có xu hướng sụt giảm tỷ lệ an toàn vốn, trong đó, VCB đã tụt xuống dưới mức an toàn tối thiểu 8% trong năm 2009.

(iii) Giai đoạn 3: thực hiện đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo tinh thần của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (từ năm 2010 đến năm 2012)

Trong giai đoạn này, bức tranh về đảm bảo an toàn vốn là khá phức tạp. Nếu nhìn vào mức tính toán cho toàn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảo được tỷ lệ CAR là 9%.

Bảng 3.5 Tỷ lệ an toàn vốn của toàn ngành Ngân hàng năm 2010 - 2011

Năm Năm 2010 9/2011

Tỷ lệ an toàn vốn (%) 11,02 11,92

Nguồn: UBGSTCQG

Tuy nhiên, tình hình đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của các NHTM có xu hướng phân nhóm rõ rệt. Trong các NHTM NN lớn, Agribank và Vietinbank vẫn không thể đạt được quy định về mức an toàn vốn tối thiểu 9% trong năm 2010. Điều này là đặc biệt nguy hiểm nếu xét trên phương diện rủi ro hệ thống.

Bảng 3.6 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM năm 2010

Ngân hàng VCB CTG ARG BIDV TCB STB ACB EAB

CAR (%) 9 8.02 6.09 9.32 13.11 10.32 10.4 10.84

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM

Đối với khối NHTMCP, các quy mô lớn đều có xu thế đạt được yêu cầu mới của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. Trái lại, các NHTMCP nhỏ thực sự gặp khó khăn trước yêu cầu tăng vốn tự có nhằm đảm bảo an toàn. Cụ thể đến thời điểm 31/6/2011, tỷ lệ CAR của nhiều các ngân hàng cổ phần như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Đông Á, Quân đội… đã đạt trên 9% theo tinh thần của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. Trong khi đó, đến tháng 11/2011, vẫn còn 5 NHTM cổ phần vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Nếu xem xét theo tinh thần Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2011, vẫn còn 15 NHTMCP (chiếm tỷ trọng 36,59%) có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, chủ yếu ở khoảng 2.000 tỷ đồng. Như vậy, dù giãn tiến

Trang 113 độ 1 năm nhưng một số ngân hàng nhỏ của Việt Nam vẫn không thể đạt được các quy định đảm bảo mức vốn pháp định.

Hình 3.1 Vốn điều lệ của các NHTM đến 30/6/2011

Nguồn: UBGSTCQG

Như vậy, nếu xem xét về hình thức, các NHTM Việt Nam có thể đạt được các chuẩn mực của Basel I với mức an toàn vốn tối thiểu 8%. Tuy nhiên, vấn đề đặc biệt đáng lưu ý là những NHTM có quy mô lớn nhất hệ thống lại không đảm mức an toàn và có thể đe dọa toàn hệ thống. Ngoài ra, các NHTMCP chuyển từ NHTM nông thôn dường như gặp nhiều khó khăn để đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu 9%.

3.2.3 Các quy định của Việt Nam trong giai đoạn hiệu lực Basel III (từ 2013 đến 2020)

Việt Nam đi theo mô hình giám sát chức năng. Tức là, mỗi cơ quan giám sát sẽ thực hiện chức năng quản lý (cấp phép, xây dựng cơ chế chính sách, hướng dẫn, triển khai thực hiện), thanh tra, giám sát riêng lẻ (phân tán) từng lĩnh vực (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán). Cụ thể như sau.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) thực hiện quản lý nhà nước

liên quan tới đăng ký kinh doanh, cấp phép thành lập, quy định loại hình, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng ban hành những quy định về đầu tư và quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) thực hiện giám sát tài chính (hiệu quả hoạt động, cơ chế quản lý tài chính…), công khai thông tin tài chính đối với các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước (chủ yếu hoạt

Vốn điều lệ của các NHTM đến 30/6/2011 9; 21,95% 10; 24,39% 15; 36,59% 7; 14,63% < 3.000 tỷ đồng từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng từ 5.000 đến 10.000 tỷ đồng > 10.000 tỷ đồng

Trang 114 động trong lĩnh vực phi ngân hàng – tài chính). Trong đó, một số văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực này bao gồm:

 Luật Doanh nghiệp 2005, sửa đổi, bổ sung 2014;

 Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 và Thông tư 158/2013/ BTC ngày 13/11/2013 quy định về cơ chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước;

 Quyết định số 22/QĐ-BCT ngày 02/01/2014 ban hành Quy chế giám sát tài chính đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHHNNMTV do Bộ Công thương làm chủ sở hữu;

 Thông tư số 171/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 hướng dẫn công khai thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP.

Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng) thực hiện thanh

tra tại chỗ, giám sát từ xa lĩnh vực ngân hàng; thanh tra hành chính, thanh tra và giám sát chuyên ngành về ngân hàng, các tổ chức tín dụng…thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN. NHNN đã ban hành một số văn bản pháp lý liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình như:

 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010;

 Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010;

 Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/06/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh NHNNg;

 Quy chế giám sát tài chính và công khai thông tin tài chính đối với TCTD 100% vốn Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu và VAMC (CQTTGSNH đang dự thảo);

Trang 115  Các quy định về trách nhiệm của người đại diện phần vốn Nhà nước tại các NHTM có vốn của Nhà nước, các quy định về báo cáo, thống kê đối với các TCTD.

 Luật các TCTD, Luật NHNN, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 về tổ chức và hoạt động của TTGSNH, Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/06/2014 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của CQTTGSNH…

Ngoài CQTTGSNH, NHNN đã thành lập Vụ Ổn định Tiền tệ-Tài chính với chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN trong hoạt động phân tích, giám sát, đánh giá,

thực thi chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của hệ thống tài chính. Trong đó, mô hình Tập đoàn tài chính (hoạt động

trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm) là đối tượng giám sát quan trọng nhằm đảm bảo an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính.

Bộ Tài chính với đơn vị trực thuộc là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện

quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán; tổ chức, hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán. Một số văn bản trong lĩnh vực này bao gồm:

 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010.

 Quyết định số 127/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 về Quy chế giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

 Quyết định số 531/QĐ-UBCK ngày 31/08/2009 về việc ban hành Quy định hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán.

 Thông tư 151/2009/TT-BTC ngày 23/07/2009 hướng dẫn công tác của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Bộ Tài chính với đơn vị trực thuộc là Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm thực hiện quản lý, thanh tra, giám sát lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và tái bảo hiểm. Một số văn bản trong lĩnh vực này bao gồm:

Trang 116  Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ và các Thông tư liên quan quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ và các Thông tư liên quan quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 Quyết định số 3069/QĐ-BTC ngày 07/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục quản lý và Giám sát bảo hiểm.

 Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, là cơ quan độc lập tư vấn tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về an toàn và ổn định tài chính quốc gia, thực hiện giám sát vĩ mô nhiều lĩnh vực…Đặc biệt, trong mô hình tổ chức UBGSTCQG có Ban giám sát các Tập đoàn tài chính. Tuy nhiên, cơ quan này không thực hiện thanh tra tại chỗ và chưa thực hiện giám sát vi mô sâu từng lĩnh vực do sự thiếu hụt về thông tin và nguồn nhân lực… Một số văn bản trong lĩnh vực này bao gồm:

 Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 về việc thành lập UBGSTCQG.

 Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg ngày 18/05/2009 về Quy chế tổ chức

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)