Nghĩa của chỉ số tín dụng/GDP và quy trình thực hiện giám sát

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 156 - 170)

Ý nghĩa của chỉ số tín dụng/GDP

Tín dụng được coi là tăng trưởng “nóng” khi tỷ lệ tín dụng trên GDP lớn hơn 100%. Tình trạng này có thể là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nhanh ở một số ngành nghề có tính đầu cơ cao như bất động sản, chứng khoán… và có thể đem đến sự bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế. Trên thực tế, khi kinh tế lạm phát tăng trưởng tỷ lệ tín dụng trên GDP ở mức cao hơn 100% là điều bình thường. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ cho tỷ lệ tín dụng trên GDP, những người làm chính sách cần xác định tổng tín dụng cho nền kinh tế trong mối quan hệ với các cân đối vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, ngân sách nhà nước cũng như cán cân thanh toán quốc tế. Giải pháp hữu hiệu để xử lý vấn đề trên chính là sử dụng phương pháp lập trình tài chính (LTTC). Đây là công cụ tương đối tin cậy và phù hợp với điều kiện thống kê cũng như đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.

Quy trình triển khai giám sát

Nhằm thực hiện giám sát an toàn hệ thống NHTM trước rủi ro có tính chu kỳ của nền kinh tế thông qua tỷ lệ tín dụng trên GDP, nhóm nghiên cứu xin đề xuất quy trình cụ thể như sau:

Trang 155 qua các mô hình kinh tế lượng;

 Bước 2: Nhập các dữ liệu dự báo vào phần mềm LTTC;  Bước 3: Tính kết quả cho tỷ lệ Tín dụng trên GDP mục tiêu;

 Bước 4: Theo dõi tỷ lệ tín dụng trên GDP, từ đó phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM;

 Bước 5: Thay đổi, cập nhật số liệu đầu vào cũng như phương pháp tính định kỳ 6 tháng để xác định lại tín dụng trên GDP mục tiêu.

Cơ sở của việc xác định tín dụng theo các biến số vĩ mô bắt nguồn từ 6 cân đối vĩ mô lớn của nền kinh tế. Cụ thể:

Mối quan hệ giữa GDP và tổng phương tiện thanh toán M2

𝐺𝐷𝑃 = 𝑀2 × 𝑉 (3.2)

Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội theo giá hiện hành (GDP danh nghĩa); M2 là tổng phương tiện thanh toán;

V là vòng quay tiền tệ.

Quan hệ tăng trưởng tổng phương tiên thanh toán và tăng trưởng tín dụng trong nước:

𝑀2 = 𝑁𝐹𝐴 + 𝐷𝐶 + 𝑂𝐼𝑁𝑚 (3.3)

Trong đó: NFA là tài sản nước ngoài ròng; DC là tín dụng trong nước; OINm là các tài sản ròng khác. Từ (3.1) và (3.2) ta có: 𝐺𝐷𝑃 = (𝑁𝐹𝐴 + 𝐷𝐶 + 𝑂𝐼𝑁𝑚) × 𝑉 (3.4) hay 𝐷𝐶 =𝐺𝐷𝑃 𝑉 − 𝑁𝐹𝐴 + 𝑂𝐼𝑁𝑚 (3.5)

Mặt khác, với tín dụng trong nước ta có

𝐷𝐶 = 𝑁𝐷𝐶𝑔 × 𝐷𝐶𝑝 (3.6)

Trang 156

DCp là tín dụng cho vay nền kinh tế.

Cho vay Chính phủ ròng (NDCg) thực chất là đầu tư của Tổ chức tín dụng vào trái phiếu Chính phủ. Với tỷ trọng đầu tư trên 80% khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành năm thì cho vay Chính phủ ròng là nguồn bù đắp chủ yếu cho hoạt động tài chính Nhà nước trong đó có thâm hụt ngân sách Nhà nước. Như vậy, thâm hụt ngân sách Nhà nước tăng lên sẽ làm tăng cho vay Chính phủ ròng của hệ thống TCTD. Do đó, ta có thể minh họa mối quan hệ này dưới dạng tuyến tính như sau:

𝑁𝐷𝐶𝑔 = 𝑐 × 𝐵𝐷 (3.7)

Trong đó: c là tham số

BD là thâm hụt ngân sách nhà nước

Kết hợp (3.3), (3.5) và (3.6) ta có: 𝐺𝐷𝑃 = (𝑁𝐹𝐴 + 𝑐 × 𝐵𝐷 + 𝐷𝐶𝑝 + 𝑂𝐼𝑁𝑚) × 𝑉 (3.8) Do đó ta có tăng trưởng tín dụng ΔDCp =Δ𝐺𝐷𝑃 𝑉 − Δ𝑂𝐼𝑁𝑚− Δ𝑁𝐹𝐴 − 𝑐. Δ𝐵𝐷 (3.9) và tỷ lệ tín dụng trên GDP DCp 𝐺𝐷𝑃 = 1 𝑉−Δ𝑂𝐼𝑁𝑚−𝑁𝐹𝐴−𝑐×𝐵𝐷 𝐺𝐷𝑃 (3.10)

Như vậy, tín dụng được xác định trong mô hình này đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, diễn biến của lạm phát, ngân sách cũng như vấn đề đối ngoại và tỷ giá hối đoái của một quốc gia.

Mô phỏng LTTC để quản lý tỷ lệ tín dụng trên GDP năm 20XX

Các giả định đầu vào: (i) Trên cơ sở các mô hình kinh tế lượng, GDP được dự báo

tăng trưởng 6,2%; (ii) Lạm phát xấp xỉ 3% ; (iii) Cán cân thanh toán thặng dư 5 tỷ USD ; (iv) Bội chi ngân sách theo dự toán ở mức 226 nghìn tỷ đồng.

Trang 157

Bảng 3.8 Kết quả tính toán

20XX-1 20XX

Kịch bản đầu vào

Tăng trưởng GDP 5,8% 6,2%

Lạm phát 2% 3%

Thâm hụt NSNN/GDP 5,30% 5%

Cán cân thanh toán tổng thể 11,2 tỷ USD 5 tỷ USD

Kết quả tính toán bằng LTTC

Tổng phương tiện thanh toán (M2) 17,4% 16,5%

Trong đó:

Tài sản có nước ngoài ròng 32,2% 19,5%

Cho vay chính phủ ròng 33,2% 22,0%

Tín dụng cho nền kinh tế 13,1% 14,3%

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Như vậy, với mức tăng trưởng tín dụng là 14,3%, tổng tín dụng năm 20XX sẽ là 4.538.123 tỷ đồng. Tương ứng với mức tăng 6,2%, GDP năm 20XX ước tính đạt 4.182.003 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ tín dụng trên GDP mục tiêu bằng 108,52% sẽ đảm bảo các cân đối vĩ mô của nên kinh tế. Tuy nhiên, theo kịch bản cập nhật vào tháng 6/20XX, tăng trưởng GDP đạt 6,4%, lạm phát 2,5%, bội chi ngân sách 5% GDP và cán cân thanh toán chuyển sang thâm hụt, tăng trưởng tín dụng sẽ khoảng 17,0%. Khi đó, tỷ lệ tín dụng trên GDP mục tiêu là 110,87% sẽ đảm bảo cân đối vĩ mô.

Bảng 3.9 Kịch bản tín dụng / GDP Kịch bản TD 20XX-1 TT 20XXf TD 20XXf GDP 20XX-1 TT GDP 20XXf GDP 20XXf TD/GDP 20XXf 1 3.970.361 14,30% 4.538.123 3.937.856 6,20% 4.182.003 108,52% 2 3.970.361 17,00% 4.645.322 3.937.856 6,40% 4.189.879 110,87%

Trang 158

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Căn cứ vào tỷ lệ tín dụng trên GDP mục tiên trên, nếu theo quan điểm phục vụ tăng trưởng kinh tế, nhà điều hành có thể chia kịch bản 2 và phân bổ lại kế hoạch tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.

Như vậy, tỷ lệ tín dụng trên GDP được xác định hoàn toàn phù hợp với thực trạng của nền kinh tế dựa trên cân đối vĩ mô của bốn khu vực: Khu vực kinh tế thực, khu vực ngân sách, khu vực tiền tê-hệ thống ngân hàng và khu vực đối ngoại. Nói cách khác, lượng tín dụng được xác định như trên sẽ phục vụ đủ cho các nhu cầu của nền kinh tế. NHTW sẽ dựa trên chỉ tiêu trên để giám sát an toàn vĩ mô cho toàn hệ thống ngân hàng và cũng có thể sử dụng như một chỉ tiêu cảnh báo sớm trong trường hợp xuất hiện tăng trưởng tín dụng “nóng”. Đồng thời, điều này cũng không tác động một cách trực tiếp đến từng NHTM khi áp dụng theo khuyến nghị của Basel III về tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thêm 0 - 2,5% nhằm tạo “phanh” trước sự phức tạp của chu kỳ kinh tế.

Đề xuất việc xây dựng mô hình rủi ro và kiểm tra mức độ căng thẳng

Mô hình kiểm tra mức độ căng thẳng (Stress Test - ST) đánh giá mức độ đàn hồi hay ổn định của một ngân hàng hoặc một hệ thống các TCTD đo lường bởi mức độ đủ vốn hoặc thanh khoản của ngân hàng hay hệ thống các TCTD đó trước cú sốc từ các nhân tố rủi ro. ST có thể dựa trên các nhân tố hay cú sốc đơn lẻ (ví dụ sự thay đổi tỷ lệ CAR do nợ xấu hoặc lãi suất tăng lên) hoặc phân tích kịch bản (scenario analysis - sự tăng tỷ lệ nợ xấu và giảm tỷ lệ CAR do sự thay đổi nghiêm trọng nhưng có khả năng xảy ra của tổng hợp các biến kinh tế vĩ mô, hoặc sự thay đổi tỷ lệ CAR do ảnh hưởng từ việc kết hợp các nhân tố sốc riêng lẻ). Những nhân tố rủi ro chính ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính của hệ thống các TCTD bao gồm: rủi ro tín dụng (khả năng trả nợ), rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá), rủi ro tập trung, rủi ro lan truyền và rủi ro thanh khoản. Phạm vi, độ sâu và độ chính xác của việc phân tích các nhân tố rủi ro nêu trên phụ thuộc vào mức độ sẵn có của số liệu, năng lực phân tích (sử dụng các mô hình, phần mềm…) và độ phức tạp của hệ thống các TCTD là đối tượng thực hiện ST. Yêu cầu đặt ra khi thực hiện ST hệ thống theo phương pháp top-down là dữ liệu bao gồm càng nhiều TCTD càng tốt, phải đại diện cho ít nhất 70% toàn bộ hệ thống các TCTD (Čihák, 2007).

Trang 159 Bảng 3.10 tóm tắt dự thảo mô hình ST theo (Čihák, 2007), chi tiết về mô hình mẫu, các NHTM có thể tham khảo thêm tại trang web của IMF13 và điều chỉnh phù hợp với độ sẵn có của số liệu của từng ngân hàng.

Các nguyên tắc tốt nhất khi thực hiện kiểm tra sức chịu đựng

(i) Nguyên tắc chung (áp dụng cho cả ST vĩ mô và vi mô) (Oura & Schumacher, 2012)  Nhận diện phạm vi các TCTD phù hợp bao gồm trong ST vĩ mô

 Nhận diện các kênh truyền dẫn rủi ro

 Bao gồm toàn bộ các rủi ro chính và vùng đệm rủi ro

 Kết hợp sử dụng quan điểm của nhà đầu tư (thị trường) khi thiết kế ST  Tập trung vào rủi ro phần đuôi; cẩn thận với các trường hợp “thiên nga đen”  Khéo léo trong việc truyền tải kết quả ST.

(ii) Các quy định cho các NHTM (BCBS, 2009)

Ngân hàng (TCTD) phải thực hiện Stress Test (ST) trong quản trị rủi ro

 ST phải là một phần không thể tách rời trong quản lý rủi ro và quản trị của ngân hàng. ST cần phải có giá trị thực tiễn, với việc sử dụng kết quả phân tích ST ảnh hưởng tới việc ra quyết định ở cấp quản lý phù hợp, bao gồm các quyết định kinh doanh chiến lược của ban điều hành và hội đồng quản trị. Sự tham gia của ban điều hành trong chương trình ST là cần thiết cho sự vận hành hiệu quả của ST.

 Ngân hàng phải thực hiện một chương trình ST nhằm thúc đẩy việc nhận diện và kiểm soát rủi ro; cung cấp cách tiếp cận rủi ro bổ sung cho các công cụ quản lý rủi ro khác; cải thiện quản lý vốn và thanh khoản; cải thiện việc truyền thông nội bộ cũng như ra bên ngoài.

 Chương trình ST phải bao gồm quan điểm từ các bộ phận trong ngân hàng và đề cập các vấn đề chính cũng như sử dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp.

 Ngân hàng cần ban hành văn bản về quy trình thực hiện chương trình ST.  Ngân hàng cần có cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thực hiện ST.

 Ngân hàng cần thường xuyên duy trì và cập nhật khuôn khổ ST. Sự hiệu quả của chương

Trang 160 trình ST, cũng như sự linh hoạt của các cấu phần chính, cần được đánh giá thường xuyên và độc lập.

Bảng 3.10 Dự thảo mô hình kiểm tra sức chịu đựng cho NHTM

Phạm vi

Gợi ý cho ST mức đủ vốn hay khả năng thanh toán

Gợi ý cho ST khả năng thanh khoản

Cấu phần

 Thực hiện Bottom-up ST bởi từng NHTM (báo cáo kết quả cho NHNN).

 Thực hiện Bottom-up ST bởi từng NHTM (báo cáo kết quả cho NHNN).

Đối tượng

 Bước đầu là các NHTM thuộc diện D-SIBs  Sau đó là 20 NHTM lớn nhất (chiếm khoản 85% tổng tài sản khu vực ngân hàng) thực hiện Bottom-up ST.

 Dựa trên mức độ sẵn có của số liệu:

 Bước đầu là các NHTM thuộc diện D-SIBs

 Sau đó là 20 NHTM lớn nhất (chiếm khoản 85% tổng tài sản khu vực ngân hàng) thực hiện Bottom-up ST.

Số liệu, tần suất

 Số liệu theo quý, bao gồm số liệu của từng ngân hàng và số liệu giám sát.

 Số liệu theo quý, bao gồm số liệu của từng ngân hàng và số liệu giám sát.

Khoảng thời gian

 Bảng cân đối kế toán tĩnh tại một thời điểm  5 ngày, 8 ngày, 30 ngày, và 1 năm.

Phương pháp

 Phương pháp tiếp cận của Cihak (2007) cho ST mức độ đủ vốn. Các phương pháp phức tạp hơn có thể áp dụng khi có sự sẵn có và chất lượng của số liệu.

 Phương pháp tiếp cận của Cihak (2007) cho ST khả năng thanh khoản. Các phương pháp phức tạp hơn có thể áp dụng khi có sự sẵn có và chất lượng của số liệu. Các cú

sốc

 Phân tích kịch bản và phân tích độ nhạy dựa trên các cú sốc tới tăng trưởng GDP thực, lãi suất và tỷ giá, và sự kết hợp giữa

 ST sẽ được tiến hành để xem xét mức ảnh hưởng thanh khoản lên ngân hàng từ việc giảm giá trị thị

Trang 161

Phạm vi

Gợi ý cho ST mức đủ vốn hay khả năng thanh toán

Gợi ý cho ST khả năng thanh khoản

các cú sốc này. Các cú sốc sẽ được giải thích dựa trên dữ liệu lịch sử (ví dụ như mức giảm 5% của tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á) và kinh nghiệm của Việt Nam.

 ST RRTD, thị trường (lãi suất và tỷ giá) sẽ được thực hiện để đánh giá độ ảnh hưởng của cú sốc lên: (i) RRTD (nợ xấu), (ii) rủi ro tập trung (đặc biệt là từ các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước), (iii) rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng, rủi ro tỷ giá, và các rủi ro thị trường khác như giá chứng khoán, vàng, bất động sản.  Đối với rủi ro tập trung: khả năng vỡ nợ của

1 đến 10 khách hàng vay lớn nhất hoặc 1- 10 khách hàng vay sử dụng tỷ lệ đòn bảy nhiều nhất.

trường của tài sản thanh khoản và sự rút tiền gửi của khách hàng.  Các kịch bản được giải thích dựa

trên dữ liệu lịch sử về việc khách hàng rút tiền hoặc việc bán tháo tài sản (nếu có số liệu)

 Sử dụng tỷ lệ LCR theo Basel III và các mức haircuts. Vốn giám sát và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

 Basel I (đang được áp dụng) và Basel II (theo phương pháp chuẩn hóa – standardized sắp được áp dụng thí điểm cho 10 NHTM), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%, giả định bảng cân đối kế toán tĩnh.

 Theo yêu cầu của NHNN tại TT36 (tỷ lệ dự trữ thanh khoản hay tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả là 10% và tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày (LCR) hay tài sản có tính thanh khoản cao trên dòng tiền ra dòng trong vòng 30 ngày là 50%) và số ngày vi phạm mức quy định trên.  Tỷ lệ LCR (theo Basel III) bằng

hoặc lớn hơn 100%.

Trang 162

(iii) Phương pháp thực hiện ST và lựa chọn kịch bản

ST phải bao gồm các rủi ro và loại hình kinh doanh chính của ngân hàng. Ngân hàng cần có khả năng tích hợp hiệu quả các hoạt động ST để đưa ra bức tranh tổng thể về mức độ rủi ro của ngân hàng. Chương trình ST phải bao gồm các kịch bản, trong đó có các kịch bản mang tính dự báo và nhằm để tính đến sự tương tác của cả hệ thống tới các ảnh hưởng phản hồi của ngân hàng. Bên cạnh đó, ST cần đưa ra các trường hợp nghiêm trọng, bao gồm các sự kiện có khả năng gây ra tổn thất lớn nhất. Chương trình ST cũng cần quyết định kịch bản nào có khả năng làm ảnh hưởng khả năng tồn tại của ngân hàng (ST ngược) và qua đó phát hiện rủi ro tiềm ẩn và sự tương tác giữa các loại hình rủi ro.Cuối cùng, như một phần của toàn bộ chương trình ST, ngân hàng cần xem xét các sức ép tức thời trong thị trường vốn và tài sản cũng như sự ảnh hưởng của việc giảm thanh khoản thị trường lên giá trị tài sản.

(iv) Đề xuất việc xác định chính sách phân chia lợi nhuận theo Basel III

Việc các ngân hàng sử dụng cạn kiệt nguồn vốn dự phòng và sử dụng các ước đoán về khả năng phục hồi tích cực trong tương lai nhằm biện minh cho việc duy trì phân cổ tức tới cổ đông, các nhà cung cấp vốn và nhân viên hay cố gắng dùng việc phân phối vốn như một cách để phát đi tín hiệu chứng minh thế mạnh tài chính là việc làm không thể chấp nhận được. Điều này không chỉ vô trách nhiệm dưới góc độ một ngân hàng riêng lẻ, đặt lợi ích các cổ đông lên trên khách gửi tiền, điều này còn khuyến khích cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, gây nên việc đổ vỡ hệ thống.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 156 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)