Kinh nghiệm của Hàn Quốc khi áp dụng Basel II

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 32 - 36)

 Kế hoạch tuân thủ và thực hiện Basel II tại Hàn Quốc

Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch áp dụng Basel II cho hệ thống ngân hàng như sau:

 Tất cả các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Hàn Quốc phải tuân thủ Basel II từ tháng 12/2007.

 Các ngân hàng nội địa được kì vọng sẽ hoàn thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình để áp dụng Hiệp ước mới vào đầu năm 2005.

Trang 31  Các nhà giám sát hướng tới việc công bố các hướng dẫn sơ bộ cho Trụ cột II và Trụ cột

III vào giữa năm 2005.

 Trong quá trình áp dụng Basel II, Hàn Quốc dự định có các sửa đổi cho phù hợp với các chính sách, luật hiện hành.

 CAR tối thiểu ở mức 8%

 Phương pháp tính RRTD: Phương pháp SA và phương pháp IRB.

 Phương pháp tính toán RRHĐ: Phương pháp BI, phương pháp SA, phương pháp AMA (các hướng dẫn và kế hoạch áp dụng vẫn đang được dự thảo bởi Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng - FSS).

Thực tiễn áp dụng ba trụ cột của hiệp ước Basel II tại Hàn Quốc được thể hiện thông qua: (i) sắp xếp các tổ chức giám sát tài chính, (ii) các quy định về an toàn trong hệ thống ngân hàng, (iii) các quy định về công khai tài chính.

Thứ nhất, hợp nhất hệ thống giám sát tài chính nhằm phát huy tối đa năng lực giám sát ngân hàng. Trong giai đoạn trước năm 1997, Hàn Quốc đã diễn ra sự biến đổi của hệ thống trung gian tài chính theo hướng hình thành các tập đoàn tài chính và các ngân hàng kinh doanh đa năng. Điều này đã dẫn đến hiện tượng xung đột lợi ích giữa các chủ thể điều tiết chuyên ngành bộc lộ và làm hạn chế tính hiệu quả của hệ thống giám sát. Hơn thế, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự phản ứng thiếu hiệu quả của NHTW Hàn Quốc trong việc duy trì ổn định hệ thống ngân hàng đã thúc đẩy việc thay đổi mô hình giám sát tài chính nhằm tăng hiệu lực của hệ thống giám sát ngân hàng. Việc hình thành hệ thống giám sát hợp nhất cho phép tập trung vào những vấn đề của rủi ro hệ thống và tránh cho hệ thống tài chính rơi vào các đợt đổ vỡ vào đợt khủng hoảng 1997 và sau đó 2003 (đợt đổ vỡ khả năng thanh toán thẻ tín dụng do dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng quá nhanh). Bên cạnh đó, cơ chế hợp nhất cho phép giải quyết triệt để yêu cầu chia sẻ và phối hợp thông tin giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành trước đây. Mô hình giám sát hợp nhất đã chứng minh tính hiệu quả tại Hàn Quốc trong suốt giai đoạn từ năm 2004 đến nay. Là công ty tư nhân, FSS có khả năng duy trì sự độc lập của mình mà không bị chi phối bởi các áp lực chính trị trong khi triển khai hoạt động giám sát cũng như đưa ra các hình thức xử lý các trường hợp vi phạm. Đây cũng là mô hình cho phép Hàn Quốc có thể theo đuổi

Trang 32 việc áp dụng toàn diện các nguyên tắc giám sát của Basel trong việc duy trì sự ổn định hệ thống và tính bền vững của sự phát triển đối với hệ thống ngân hàng. Hơn thế, mô hình hợp nhất cho phép hệ thống giám sát tài chính có thể phản ứng nhanh trước các cú sốc của khủng hoảng tài chính

Thứ hai, Hàn Quốc thực hiện bổ sung nhiều quy định liên quan đến an toàn hệ thống ngân hàng. Các quy định an toàn trong hệ thống ngân hàng, bao gồm: Tỷ lệ an toàn vốn; Phân loại tài sản Có và trích lập dự phòng; Các hạn chế về tín dụng; Các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả; Rủi ro hối đoái và rủi ro quốc gia; Quy định đối với các công cụ phái sinh và các khoản ngoại bảng; Công khai tài chính; Kiểm toán viên bên ngoài. Các ngân hàng phải tuân thủ các quy định an toàn về an toàn vốn, trích lập dự phòng rủi ro, tập trung tín dụng, về thanh khoản, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Mục tiêu căn bản của các quy định an toàn là đảm bảo quản lý ngân hàng vững mạnh. Các quy định an toàn được xây dựng không chỉ nhằm hỗ trợ việc đưa ra các quyết định quản lý mà còn đặt ra các yêu cầu tối thiểu về an toàn và vững mạnh, đó chính là các yêu cầu chủ yếu của hoạt động giám sát theo định hướng thị trường.

Về tỷ lệ an toàn vốn

Luật Ngân hàng Hàn Quốc đưa ra quy định về an toàn vốn của ngân hàng. Yêu cầu về mức vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ won đối với một NHTM có phạm vi quốc gia và 25 tỷ won đối với một ngân hàng khu vực. Ngoài yêu cầu về mức vốn pháp định tối thiểu, Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc (FSC) cũng đưa ra các tiêu chuẩn về vốn điều chỉnh theo hệ số rủi ro (trên cơ sở tỷ lệ an toàn vốn của Uỷ ban Basel) như một thước đo nữa về đảm bảo mức an toàn vốn. Trên thực tế, các yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu đánh giá trên cơ sở rủi ro căn bản về tín dụng được chính thức áp dụng từ cuối năm 1995. Các yêu cầu về an toàn vốn dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro thị trường được bổ sung thêm vào quy định về tỷ lệ an toàn vốn của BIS từ 1/1/2002. Hiện nay, tất cả các ngân hàng trong nước phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% dựa trên cơ sở kết hợp đánh giá các tiêu chí về RRTD và rủi ro thị trường. Các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt đưới 8% thì FSC sẽ thực hiện các biện pháp chỉnh sửa ngay.

Trang 33 quốc gia và tăng cường độ tin cậy quốc tế đối với các quy định về an toàn vốn của BIS. Kết quả là, các tiêu chí về an toàn vốn của Hàn Quốc đã hoàn toàn nhất quán với các tiêu chí quốc tế do ủy ban Basel quy định. Hiện nay, FSC đã thực hiện thành công hiệp ước Basel II với hiệu lực chính thức từ cuối năm 2007.

Về phân loại nợ và trích lập dự phòng

Các ngân hàng phải thực hiện việc phân loại nợ một cách thích hợp và đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động. Trong phân loại nợ, mối quan tâm chủ yếu là đánh giá rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ của người đi vay.

FSC đã sửa đổi các quy định về giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng và đưa ra một số tiêu chuẩn mới về phân loại nợ gọi là “Tiêu chí có tầm nhìn tương lai” (FLC) đối với các ngân hàng, trong đó có tính đến khả năng trả nợ trong tương lai của người đi vay cũng như đánh giá quá trình đi vay và trả nợ trong quá khứ. Tiêu chí FLC có hiệu lực thi hành từ 31/12/1999. Theo chuẩn mực mới, FSC chỉ đưa ra các hướng dẫn tối thiểu đối với việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, và các ngân hàng phải đưa ra những chuẩn mực riêng để phân loại nợ trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay.

Thứ ba, Hàn Quốc đã thực hiện quy định hiệu quả về công khai tài chính. FSC đã thiết lập các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) trên cơ sở theo sát thông lệ quốc tế về kế toán. Ủy ban về Chứng khoán và các hợp đồng tương lai (SFC) đưa ra các chuẩn mực kế toán đối với các ngân hàng. FSC cũng triển khai các chuẩn mực kế toán về ngân hàng trên thực tế. Luật Ngân hàng yêu cầu các NHTM công bố công khai bảng tổng kết tài sản của mình, bảng báo cáo thu nhập trong năm tài chính và báo cáo tài chính tổng hợp theo mẫu của FSC. FSC cũng đưa ra yêu cầu bắt buộc về công bố công khai các thông tin về hoạt động quản lý để đảm bảo rằng những người gửi tiền, cổ đông và các thành viên của thị trường được thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của các ngân hàng. Các ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều phải công bố công khai tình hình hoạt động của mình theo định kỳ. Các thông tin cần công bố theo định kỳ thường liên quan đến tình hình tài chính của các ngân hàng trong năm gồm các thông tin về sự lành mạnh về tài chính, khả năng sinh lời, nguồn vốn và sử dụng vốn… Tất cả các ngân hàng phải công bố công khai bất kỳ một vấn đề nào đó phát sinh có ảnh hưởng

Trang 34 đến độ lành mạnh về tài chính. Các thông tin đó bao gồm nợ xấu, sự cố về tài chính, các biện pháp về cải thiện năng lực quản lý… Các ngân hàng cũng phải công bố công khai thông tin chi tiết khi tỷ lệ về khả năng chi trả thấp dưới 100%, khi có một sự kiện nào đó có tác động làm thay đổi cơ cấu vốn của ngân hàng. Hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc đưa ra các hướng dẫn về các yêu cầu công bố thông tin theo định kỳ và thông tin khẩn cấp.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)