Kinh nghiệm về kế hoạch triển khai Basel III tại Thái Lan

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 73 - 77)

Vào giữa năm 2007, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, nhiều điểm yếu trong khuôn khổ pháp lý và giám sát của Thái Lan đã được giải quyết, củng cố hệ thống tài chính làm số lượng của các tổ chức nhận tiền gửi giảm từ 124 trước cuộc khủng hoảng năm 1997/98 xuống 41, trong khi quá trình tái cơ cấu nợ trong khu vực tư nhân khá hoàn chỉnh, với tỷ lệ nợ trên vốn của cổ đông thường giảm từ 1,2 trong 1998 xuống còn 0,7. Các thị trường vốn trong nước cũng tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tài trợ của chính phủ và các công ty của Thái Lan, tăng cường hơn nữa khả năng phục hồi của hệ thống. Quan trọng hơn, đã có những cải tiến dẫn đến bảng cân đối lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Đây được cho là sự giải thích cho việc Thái Lan đã tuân thủ các quy định của Basel I từ đầu những năm 90 và thông qua quy chuẩn Basel II từ năm 2008.

Từ những tiền đề quan trọng đó, đến nay, Thái Lan đang trong quá trình thực hiện Basel III với những lộ trình cụ thể cho từng nội dung. Tuy nhiên, Basel III cũng chứa một số biện pháp đổi mới được thiết kế để giải quyết các khía cạnh khác nhau của sự ổn định tài chính, chẳng hạn như tỷ lệ đòn bẩy, tấm đệm theo chu kỳ và rủi ro hệ thống, khá phức

Trang 72 tạp trong thực hiện và vẫn đang trong quá trình sàng lọc và thực thi.

Xác định tỷ lệ đòn bẩy nợ tối ưu.

Trong điều kiện của cách tiếp cận không dựa trên rủi ro, các cấp độ vững chắc của mức vốn cốt lõi cùng với mức độ tương đối thấp của ngoại bảng cũng mang lại kết quả khả quan. Đó là, tỷ lệ đòn bẩy trung bình cho cả ngân hàng Thái Lan và ngân hàng nước ngoài đều cao hơn yêu cầu tối thiểu của BCBS. Như vậy, việc thực hiện tỷ lệ đòn bẩy mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng yêu cầu, chứ chưa có một kế hoạch cụ thể về sự đánh giá và xác định một tỷ lệ tối ưu cho các ngân hàng Thái.

Điều này một phần là do quy định hoàn toàn mới mà BCBS đưa vào trong Basel III, các NHTW các nước còn nhiều lúng túng trong việc áp dụng; mặt khác, quy định tỷ lệ đòn bẩy là một trong những yêu cầu bổ sung bên cạnh yêu cầu về vốn. Trong khi yêu cầu về vốn còn đang trong quá trình thực hiện và chưa đầy đủ, thì việc thực tỷ lệ đòn bẩy là khó khăn và chưa thực sự được quan tâm đúng mực.

Tuy nhiên, BOT cũng đã lên kế hoạch sẽ tuân theo quy định này của Ủy ban Basel và thực hiện các nghiên cứu tác động nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính Thái Lan, trong đó có việc xác định tỷ lệ đòn bẩy tài chính tối ưu cho hệ thống tài chính của mình.

Xác định tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kì của nền kinh tế

BOT ghi nhận tấm đệm chống rủi ro chu kỳ Basel III như nỗ lực quốc tế đầu tiên để đưa ra các chuẩn hóa về công cụ chính sách bảo đảm an toàn vĩ mô. Mục đích là để duy trì dòng chảy của tín dụng trong nền kinh tế một cách hợp lý và có khả năng cân đối chu kỳ kinh doanh mà không gây tổn thương cho sự tăng trưởng. Để đạt được điều này, trình tự thực hiện chính sách là rất quan trọng, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và sự liên kết thận trọng với chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, ngay cả với các nền tảng tốt nhất được đặt ra, việc thực hiện có thể vẫn còn nhiều khó khăn do sự hoài nghi vào chế độ chính trị cũng như lợi thế so sánh với các quốc gia khác. Chưa kể đến những thách thức khi một nền kinh tế dựa vào ngân hàng mà thị trường tài chính tương đối kém phát triển. Do đó, việc thực hiện nó có thể sẽ là thách thức. Thay vào đó, Thái Lan đưa ra phương

Trang 73 án thay thế bằng giám sát tỷ lệ giới hạn Tín dụng/GDP trong những nỗ lực giám sát rủi ro bắt nguồn từ tính chu kì của nền kinh tế theo khuyến nghị Basel III. Theo đó, BOT đã triển khai nghiên cứu khả năng áp dụng việc giám sát tỷ lệ Tín dụng/GDP như khuyến nghị của ủy ban Basel.

Nhìn chung, BOT đã lựa chọn chính sách trong việc áp dụng Basel III dựa trên những lợi ích và khả năng hiện có, điều này là rất quan trọng đối với các cơ quan chức năng để chọn các công cụ khác nhau phù hợp cho những hoàn cảnh khác nhau.

Đối với chính sách phân chia lợi nhuận

Trong cả kế hoạch và thực tiễn áp dụng Basel III, nội dung này vẫn chưa được các ngân hàng Thái Lan đưa ra. Điều này là do: (i) kể từ khi áp dụng Basel III năm 2013 đến nay, nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn mới phục hồi sau khủng hoảng, việc phục hồi kinh doanh còn nhiều trở ngại, do vậy, việc áp dụng tấm đệm vốn cũng như thực thi các chính sách phân chia lợi nhuận còn nhiều khó khăn; (ii) Thái Lan vẫn đang trong lộ trình thực thi Basel III chứ chưa thực hiện một cách đầy đủ. Hơn nữa, theo khuyến nghị của BCBS, việc thực hiện Basel III cũng cần một lộ trình với kế hoạch và thời gian cụ thể, khi chưa đạt được những nền tảng căn bản, thì các nội dung khác cũng khó có thể đạt được.

Vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản

Quản lý RRTK được Uỷ ban Basel đánh giá là một trong những nội dung quan trọng trong đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng. Về nội dung của tiêu chuẩn quản lý RRTK, Basel III đã thiết lập khuôn khổ về quản lý rủi ro thanh khoản bao gồm: tỉ lệ an toàn thanh khoản LCR và tỉ lệ quĩ bình ổn ròng với mục tiêu giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những vấn đề về thanh khoản. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn. Các qui định về quản lý RRTK sẽ được hình thành dần, để có thể đưa vào áp dụng chính thức từ năm 2015 (đối với tỉ lệ thanh khoản an toàn) và năm 2018 (đối với tỉ lệ quĩ bình ổn ròng).

Trang 74 hiện các nghiên cứu tác động trên cơ sở hiện tại nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính Thái Lan. Tuy nhiên, năm 2010, BOT đã đưa ra yêu cầu đối với các NHTM duy trì mức thanh khoản tối thiểu tại 6% tổng tiền gửi4. Do vậy, các NHTM đã duy trì thanh khoản ở mức thoải mái (28,8%) xét về xu hướng tỉ lệ thanh khoản và tỉ lệ cho vay trên tiền gửi. Các kết quả của các đề tài nghiên cứu định lượng được thực hiện vào cuối năm này cũng cho thấy, các NHTM ở Thái Lan đã đáp ứng phần nào tỷ lệ LCR theo yêu cầu trong khi các chi ngánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng đầy đủ tỷ lệ yêu cầu. Còn về NSFR, cả hai loại hình ngân hàng đều đạt tỷ lệ mục tiêu theo bảng 2.8

Bảng 2.8 Tỷ lệ LCR và NSFR nhóm NHTM Thái Lan tính đến ngày 31/12/2010

Tỷ lệ thanh khoản (%)

Mục tiêu của Basel III (%)

NHTM trong nước

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài

LCR ≥100% 75% 188%

NSFR ≥100% 114% 150%

Nguồn: Bank of Thailand (2010)

Trong khi chờ đợi sự điều chỉnh các quy định của BCBS liên quan đến quản lý RRTK, BOT tin rẳng sẽ theo kịp với sự phát triển và thực hiện các nghiên cứu tác động thường xuyên để giải quyết thêm các các động, đồng thời, có sự điều chỉnh các quy định cho phù hợp nhất với hệ thống tài chính Thái Lan.

Như vậy, nhìn chung, cần có thêm thời gian để quan sát việc thực thi của Thái Lan trong việc áp dụng Basel III về giám sát ngân hàng trong nỗ lực nhằm bảo vệ hệ thống tài chính trước những biến cố từ thị trường trong nước và quốc tế.

Xác định vốn tự có

Liên quan đến việc xác định vốn tự có thực có theo mô hình độ căng, trong kế hoạch của mình, BOT đã đề ra kế hoạch áp dụng Basel III, cụ thể như sau:

- Xúc tiến kế hoạch bổ sung tỷ lệ vốn tối thiểu đối với các ngân hàng vào năm 2013, các quy chuẩn của Basel III trong giai đoạn bắt đầu từ năm 2013 trở đi.

Trang 75 - Yêu cầu các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vốn cấp I và tổng vốn lần lượt ở mức 4,5%, 6% và 8,5%. Điểm khác biệt nữa so với các quy định về vốn trước là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Thái Lan cũng được yêu cầu duy trì tỷ lệ tổng vốn tối thiểu tại 8,5% như đối với các ngân hàng Thái Lan (có hiệu lực từ 01/01/2013).

Ngoài ra, BOT và BIS cũng đã đạt được những thống nhất liên quan đến việc cải thiện mô hình đánh giá rủi ro với các giả định tình huống xảy ra tồi tệ hơn, mô hình độ căng với các nhân tố tác động tiêu cực hơn nhằm có những quy định hợp lý về tỷ lệ vốn tự có thực có.

Từ đó, BOT đã đẩy nhanh việc thực thi đầy đủ các tỷ lệ về yêu cầu vốn tối thiểu

trong năm 2013, thay vì theo lộ trình của Ủy ban Basel là từ 1/1/2013 đến 1/1/2015. Trên

thực tế, điều này đạt được là do các ngân hàng Thái Lan vốn đã duy trì các tỷ lệ này theo

tiêu chuẩn quốc tế. Vốn chủ sở hữu chiếm tới 90% tổng VTC, các ngân hàng Thái Lan có

nguồn vốn dồi dào và đáp ứng các quy định mới về vốn tối thiểu trong Basel III.

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu định lượng (QIS) mà BOT tiến hành năm lần bằng cách sử dụng dữ liệu của tháng 12/2009, tháng 12/2010, tháng 6/2011, tháng 12/2011, và tháng 6/2012, ngành ngân hàng Thái đang có vốn tốt không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yêu cầu về vốn tối thiểu mới, bao gồm cả chất lượng và số lượng của các cơ sở vốn. Chỉ có một phần nhỏ chứa các công cụ vốn khác nhau sẽ được giảm dần theo thời gian thực hiện Basel III. Tháng 9/2012, tỷ lệ trung bình vốn cấp 1 cho các ngân hàng Thái Lan tương đương với 11,1%, trong khi mức tỷ lệ tổng vốn tương đương 15,6%. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ tổng vốn bình quân cấp 3 chiếm tới 17,4%, cao hơn rất nhiều so với khuyến nghị của Basel III.

Có thể nhận thấy khi các ngân hàng Thái Lan đã đáp ứng được các yêu cầu về vốn theo Basel III ngay trong khi đang áp dụng Basel II, khiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 không có nhiều tác động đáng kể đến tình hình Thái Lan.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)