Loại hình nghiên cứu giải thích

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 39 - 42)

3. CÁC LOẠI HÌNH THEO CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU

3.2. Loại hình nghiên cứu giải thích

Giải thích một sự vật là việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Mục đích của giải thích là đưa ra những thơng tin về thuộc tính bản chất của sự vật để cĩ thể nhận dạng khơng chỉ những biểu hiện bên ngồi, mà cịn cả những thuộc tính bên trong của sự vật. Nội dung của giải thích cĩ thể bao gồm:

- Giải thích nguồn gốc xuất hiện sự vật; chẳng hạn, nguồn gốc động lực phát triển của xã hội, động cơ học tập của học sinh,…

- Giải thích hình thái bên ngồi của sự vật, từ hình thể và trạng thái vật lý, hình thức tồn tại xã hội đến các trạng thái tâm lý, xã hội và chính trị của sự vật.

- Giải thích cấu trúc của sự vật, tức là mơ tả các bộ phận cấu thành và mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận cấu thành đĩ; ví dụ, mơ tả cơ cấu của một hệ thống khái niệm, cơ cấu của một hệ thống kỹ thuật, cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, cấu trúc vật lý, cấu trúc hệ thống giáo dục, cấu trúc cơ chế của quá trình dạy học,…

- Giải thích động thái của sự vật trong quá trình vận động; ví dụ, xu thế biến động của một hệ thống giáo dục, quá trình trưởng thành của một sinh vật, quá trình phát triển của một cơng nghệ,…

- Giải thích tương tác giữa các yếu tố cấu thành sự vật; chẳng hạn, tương tác giữa các yếu tố của một hệ thống kỹ thuật, tương tác giữa hai ngành kinh tế, tương tác giữa hai nhĩm xã hội,…

- Giải thích các tác nhân gây ra sự vận động của sự vật, chẳng hạn động cơ học tập của học sinh, động lực khởi động của một hệ thống kỹ thuật, ngịi nổ cho một quá trình biến động kinh tế hoặc xã hội,…

- Giải thích những hậu quả của các tác động vào sự vật; ở đây cĩ những hệ quả tích cực, cĩ những hậu quả tiêu cực và cĩ cả những hậu quả ngồi ý muốn (hậu quả ngoại biên); trong hậu quả ngoại biên cũng tồn tại cả hậu quả tích cực và tiêu cực.

- Giải thích các quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. Đĩ là những liên hệ bản chất, cĩ tính lặp đi lặp lại trong quá trình hình thành, vận động và biến đổi của sự vật.

Thực hiện chức năng giải thích, khoa học đã nâng tầm từ chức năng mơ tả đơn giản các sự vật tới chức năng phát hiện quy luật vận động của sự vật, trở thành cơng cụ nhận thức các quy luật bản chất của thế giới.

Nghiên cứu giải thích trong lĩnh vực giáo dục là nghiên cứu giải thích các mối liên hệ:

Nghiên cứu các mối liên hệ là loại hình nghiên cứu khơng chỉ nhằm thu thập dữ kiện về hiện trạng mà mục đích chính là giải thích mối liên hệ giữa các sự kiện.

Các nghiên cứu sau đây thuộc nhĩm nghiên cứu các mối liên hệ1: 1. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý. NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

- Nghiên cứu trường hợp đặc thù, cá biệt;

- Nghiên cứu đối chiếu và tìm hiểu nguyên nhân;

- Nghiên cứu tương quan (correlation studies) nhằm tìm hiểu mức tương quan giữa các biến số.

Nghiên cứu trường hợp đặc thù

Nghiên cứu đặc thù là nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu một đơn vị xã hội, một cá nhân, một nhĩm, một tổ chức xã hội hay địa phương. Loại nghiên cứu này tập trung vào việc thu thập các dữ liệu liên quan đến hiện trạng, kinh nghiệm quá khứ và các yếu tố mơi trường đĩng gĩp vào việc hình thành cá tính và hành vi của đơn vị xã hội đĩ. Qua việc phân tích mơ tả các mối quan hệ của đối tượng này, người nghiên cứu vẽ lên một bức tranh tổng thể tồn bộ về đối tượng đĩ.

Nghiên cứu đối chiếu nguyên nhân

Nghiên cứu đối chiếu nguyên nhân là nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của một hiện tượng, cĩ nghĩa là người nghiên cứu quan sát hiện tượng B đã cĩ sẵn rồi quay trở lại tìm nguyên nhân cĩ thể của hiện tượng ấy – tức là biến số độc lập nào cĩ mối liên hệ hay đĩng gĩp vào việc xảy ra hiện tượng ấy. Phương pháp đối chiếu nguyên nhân cĩ thể áp dụng để nghiên cứu nhiều vấn đề trong giáo dục như các biện pháp, các kinh nghiệm thành cơng hay thất bại của nhĩm. Song nĩ cĩ một số hạn chế:

(1) Khơng cĩ sự kiểm sốt các biến số và A (i) chưa chắc là nguyên nhân của B mà cĩ thể là A (x) nào đĩ mới thực sự là nguyên nhân của B.

(2) Mọi sự vật đi kèm khơng nhất thiết là nguyên nhân của B. (3) Một hiện tượng cĩ thể do tổ hợp của nhiều nguyên nhân tác động.

Nghiên cứu tương quan

Nghiên cứu tương quan là nghiên cứu xác định mức độ liên quan giữa hai biến số, nghĩa là mức độ tương ứng giữa sự biến thiên của một yếu tố so với một sự biến thiên của một yếu tố khác. Ví dụ ta muốn tìm hiểu cĩ sự liên hệ giữa các điểm số mơn tốn và điểm số mơn hĩa của học sinh lớp 12 trường X và sự liên hệ ấy là bao nhiêu. Sự tương quan di chuyển từ -1 - 0 +1, nếu tương quan từ (r) < 0 đến > 1 là tương quan nghịch, nếu r = 0 thì khơng tương quan, cịn r > 0 đến < 1 thì tương quan đĩ là tương quan thuận.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)