Nghiên cứu giải pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 42)

3. CÁC LOẠI HÌNH THEO CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu giải pháp

Nghiên cứu giải pháp là loại chức năng nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Lịch sử phát triển khoa học đã chứng tỏ, khoa học khơng bao giờ dừng lại ở chức năng mơ tả, giải thích và dự báo. Sứ mệnh cĩ ý nghĩa lớn lao của khoa học là sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.

Giải pháp được nĩi ở đây chứa đựng một ý nghĩa chung nhất, bao gồm các phương pháp và phương tiện. Đĩ cĩ thể là nguyên lý cơng nghệ mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, phương tiện mới.

Đối với loại hình này trong nghiên cứu khoa học giáo dục thường tiến hành thực nghiệm sư phạm. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thơng tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp được dùng khi nhà khoa học sư phạm, nhà nghiên cứu đưa ra giải pháp về một phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học mới, một nội dung giáo dục hay dạy học mới, một cách tổ chức dạy học mới, một phương tiện dạy học mới,... Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên một nhĩm lớp - gọi là nhĩm thực nghiệm - với một nhĩm lớp tương đương khơng được tác động (dạy, giáo dục theo cách bình thường vẫn được giáo viên phổ thơng sử dụng) - gọi là nhĩm đối chứng. Ðể cĩ kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà nghiên cứu cĩ thể đổi vai trị của hai nhĩm lớp cho nhau; nghĩa là, các nhĩm thực nghiệm trở thành các nhĩm đối chứng và ngược lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)