Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 85 - 87)

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG NHẤT TRONG NGHIÊN

3.4. Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học

Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nĩ yêu cầu nghiên cứu khoa học phải bám sát sự phát triển của thực tế sinh động. Thực tiễn là tồn bộ những hoạt động vật chất cĩ tính chất lịch sử -

xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Diễn biến của hiện thực là diễn biến khách quan, với những sự kiện đa dạng, phức tạp, phát triển nhiều khuynh hướng, cĩ những thực tiễn tiên tiến, cĩ những thực tiễn yếu kém và cĩ những mâu thuẫn, những xu hướng chống đối nhau cần giải quyết, khắc phục.

Các sự kiện của thực tiễn là những gợi ý rất quan trọng cho những ý tưởng của các đề tài khoa học. Nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn của thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình triển khai mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học thực chất là hướng vào khám phá các sự kiện, phát hiện các quy luật phát triển của hiện thực. Những tri thức này cĩ ý nghĩa to lớn bởi vì nĩ hướng tới phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của con người. Chính vì thế mà mọi đề tài nghiên cứu khoa học phải cĩ tính cấp thiết xuất phát từ thực tiễn và phải cĩ ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Mục đích của nghiên cứu khoa học về thực chất là tìm ra phương pháp tốt nhất để cải tạo thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của con người. Nghiên cứu khoa học luơn bám sát thực tiễn, coi thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm khoa học. Khoa học là chân lý chỉ khi nào nĩ phù hợp với thực tiễn và cĩ giá trị cải tạo thực tiễn. Như vậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực, vừa là mục tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học.

Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học cĩ ý nghĩa to lớn, quán triệt quan điểm thực tiễn vừa cĩ lợi cho khoa học, vừa cĩ lợi cho thực tiễn. Cơng cuộc cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước đang đặt ra cho khoa học rất nhiều vấn đề để nghiên cứu và, ngược lại, nghiên cứu khoa học phải nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn, phục vụ cho sự phát triển của nước ta.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Phương pháp luận là gì? Giải thích nhiệm vụ của phương pháp. Các phương pháp luận chung nhất?

2. Hệ thống là gì? Quan điểm hệ thống cấu trúc là gì? Các vận dụng của quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu khoa học?

3. Hãy giải thích quan điểm biện chứng duy vật. 4. Hãy giải thích quan điểm lịch sử.

CHƯƠNG VII.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)