2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị cĩ một vị trí đặc biệt, nĩ gĩp phần quyết định chất lượng của cơng trình nghiên cứu. Chuẩn bị nghiên cứu bắt đầu từ xác định vấn đề nghiên cứu và kết thúc ở việc lập đề cương kế hoạch tiến hành nghiên cứu.
Bước 1. Xác định vấn đề và diễn đạt khoa học
Vấn đề nghiên cứu được xác định từ các hoạt động thực tiễn và nhu cầu nhận thức của người nghiên cứu hay từ các câu hỏi nhận thức từ lý luận và thực tiễn của vấn đề.
Xác định đề tài là tìm vấn đề làm đối tượng để nghiên cứu. Vấn đề của khoa học và thực tiễn là vơ cùng phong phú, vì vậy, xác định cho mình một vấn đề để nghiên cứu khơng phải là việc làm đơn giản. Xác định đề tài là một khâu then chốt, bởi vì phát hiện được vấn đề để nghiên cứu nhiêu khi cịn khĩ hơn giải quyết một vấn đề đĩ. Đề tài nghiên cứu phải cĩ tính cấp thiết đối với thời điểm mà ta định tiến hành nghiên cứu. Vấn đề đang là điểm nĩng cần phải giải quyết và giải quyết được nĩ sẽ đem lại những giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn đĩng gĩp cho sự phát triển của khoa học và đời sống (trừ cĩ những nghiên cứu khoa học mà hàng vài chục năm sau mới được cơng nhận và được áp dụng). Đề tài nghiên cứu của cá nhân, thí dụ như: luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, phải phù hợp với xu hướng, khả năng, kinh nghiệm của nghiên cứu sinh, phù hợp với các điều kiện vật chất kỹ thuật và nguồn thơng tin, tư liệu khoa học hiện cĩ trong và ngồi cơ quan nghiên cứu.
Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì,… Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Các câu hỏi người nghiên cứu cần trả lời là:
- Nghiên cứu vấn đề nào? - Nghiên cứu chủ đề gì? - Tên đề tài như thế nào? - Tại sao chọn vấn đề đĩ? - Nghiên cứu để làm gì? - Mục tiêu nghiên cứu là gì? - Phải trả lời câu hỏi nào?
- Tơi định làm (nghiên cứu) cái gì? - Quan điểm của tơi ra sao?
- Luận điểm (Giả thuyết) khoa học?
- Tơi sẽ thu thập luận cứ và chứng minh quan điểm của tơi như thế nào? Bước 2. Soạn đề cương nghiên cứu kế hoạch nghiên cứu
Tại sao phải viết đề cương?
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học thì một thao tác rất quan trọng là phải xây dựng một đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến các bước đi và nội dung của cơng trình và các bước tiến hành để trình cơ quan và tổ chức chủ trì phê duyệt. Xây dựng đề cương nghiên cứu là một bước rất quan trọng, nĩ giúp cho người nghiên cứu giành được thế chủ động trong quá trình nghiên cứu. Cĩ đề cương mới sắp xếp được kế hoạch chi tiết cho hoạt động nghiên cứu. Đề cương đi vào mơ tả các nội dung của việc nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ trong một đề cương.
Cấu trúc của đề cương nghiên cứu (1) Tựa đề tài
(2) Lý do chọn đề tài
(3) Mục tiêu nghiên cứu (đề tài hướng đến giải quyết vấn đề gì?) (4) Nhiệm vụ nghiên cứu (làm gì để đạt được mục tiêu NC) (5) Khách thể và đối tượng nghiên cứu
(6) Giả thuyết nghiên cứu (7) Phương pháp nghiên cứu (8) Phạm vi nghiên cứu
Lập kế hoạch nghiên cứu.
Kế hoạch nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả các phương diện: trình tự các hoạt động, nội dung cơng việc, thời gian cho từng cơng việc, nhân lực thực hiện (trường hợp cĩ nhiều người tham gia).
2.2. Giai đoạn tổ chức và tiến hành nghiên cứu
Bước 3: Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu + Lập thư mục các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Để lập thư mục được nhanh chĩng, ta cĩ thể tham khảo danh mục tài liệu tham khảo của các cơng trình khoa học khác gần với đề tài nghiên cứu. Thư viện sẽ giúp ta tìm được các tài liệu cần đọc.
+ Nghiên cứu tổng quan (gọi là lịch sử nghiên cứu của vấn đề): nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, các cơng trình khoa học cĩ liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới đề tài để làm tổng quan. Tổng quan là tổng thuật những gì cĩ liên quan tới vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Tổng quan cho bức tranh chung làm cơ sở cho việc phát hiện ra những yếu điểm của các cơng trình nghiên cứu trước đĩ hay những kẽ hở của lý luận hay thực tiễn mà đề tài sẽ tìm cách tiếp tục nghiên cứu phát triển.
Nĩi cách khác, nghiên cứu tổng quan là làm rõ mức độ nghiên cứu của các cơng trình đi trước, chỉ ra mặt cịn hạn chế và tìm thấy những điều mà đề tài cĩ thể kế thừa, bổ sung và phát triển… để chứng minh và đề xuất nghiên cứu đề tài này khơng lặp lại kết quả nghiên cứu trước đã cơng bố.
Mục đích của nghiên cứu tổng quan tài liệu:
- Mở rộng sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề sẽ nghiên cứu; - Đánh giá ưu - khuyết điểm của các lý thuyết sẽ áp dụng; - Tập hợp các thơng tin nền về chủ đề nghiên cứu;
- Tìm kiếm các cách thức đã được sử dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu tương tự.
+ Xây dựng cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu là cơng việc phức tạp và khĩ khăn nhất của bất kỳ cơng trình khoa học nào. Xây dựng cơ sở lý thuyết là tìm ra chỗ dựa lý thuyết của đề tài. Để cĩ cơ sở lý thuyết, nhà
khoa học phải phân tích, hệ thống hĩa, khái quát hĩa tài liệu và bằng suy luận mà tạo ra lý luận cho đề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý luận là tập hợp các lý thuyết quanh về đề tài nghiên cứu. Cơ sở lý luận là các lý thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Nĩi một cách đơn giản hơn thì phần cơ sở lý thuyết này nhằm làm rõ khái niệm chính, khái niệm phụ, định nghĩa, các quan điểmcủa các nhà khoa học khác nhau; cĩ thể nêu ra các trường phái, nội dung chính, các định luật, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá...đối với đề tài nghiên cứu.
Xây dựng cơ sở lý luận là tìm ra chỗ dựa lý thuyết của đề tài. Để cĩ cơ sở lý thuyết, người nghiên cứu phải phân tích, hệ thống hĩa, khái quát hĩa tài liệu và bằng suy luận để tạo ra cơ sở lý luận cho đề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu là một cơng việc cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luơn đọc và tra cứu tài liệu cĩ trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu cơ sở lý luận:
- Làm rõ hơn các nội dung lý thuyết về vấn đề nghiên cứu của mình; - Xây dựng cho đề tài các khái niệm liên quan;
- Giúp người nghiên cứu cĩ được phương pháp luận hay các luận cứ chặt chẽ hơn;
- Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học.
Bước 4: Xác lập một kế hoạch/thiết kế nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu mà người nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
- Thơng tin, dữ liệu, biến số, luận cứ nào cần thu thập và phân tích? - Cơng cụ và phương pháp để thu thập dữ liệu định tính và định lượng? - Chọn mẫu ra sao?
- Ứng dụng mơ hình phân tích nào? - Cơng cụ thống kê nào cĩ thể áp dụng?
Kết quả là người nghiên cứu cĩ được phương tiện nghiên cứu cũng như phạm vi khảo sát, đảm bảo tính tin cậy và đầy đủ của các luận cứ.
Bước 5: Thu thập thơng tin
Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp và cơng cụ nghiên cứu tiến hành thu thập thơng tin. Các phương pháp nghiên cứu là:
- Quan sát; - Phỏng vấn; - Điều tra;
- Nghiên cứu sản phẩm giáo dục; - Tổng kết kinh nghiệm;
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm,...
2.3. Giai đoạn viết cơng trình nghiên cứu
Viết cơng trình nghiên cứu là trình bày tất cả các kết quả nghiên cứu bằng một văn bản, báo cáo khoa học, luận văn hay luận án. Viết cơng trình nghiên cứu thơng thường phải tiến hành nhiều lần và sửa chữa theo bản thảo đề cương chi tiết, trên cơ sở gĩp ý của các chuyên gia và người hướng dẫn.
Trước khi viết báo cáo người nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi như sau:
- Rút ra được những phát hiện nào, kết luận nào từ kết quả? - Kết quả phân tích được giải thích như thế nào?
- Cĩ phù hợp với lý thuyết khơng? - Cĩ phù hợp với thực tiễn khơng? - Cĩ tính mới khơng?
- Cĩ thể đề xuất gì?
- Cấu trúc nội dung báo cáo...?