2. NHĨM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.4.1 Khái niệm
Thực nghiện khoa học (Experiment) là phương pháp đặc biệt quan trọng, một phương pháp chủ cơng trong nghiên cứu thực tiễn. Trong đĩ người nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia, để hướng dẫn sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thơng tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng
giáo dục do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra.
Thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã cĩ kết quả điều tra, quan sát các hiện tượng giáo dục, cần khẳng định lại cho chắc chắn các kết luận đã được rút ra. Thực nghiệm sư phạm cũng là phương pháp được dùng để kiểm nghiệm khi nhà khoa học sư phạm, nhà nghiên cứu đề ra một giải pháp về phương pháp giáo dục, một phương pháp dạy học mới, một nội dung giáo dục hay dạy học mới, một cách tổ chức dạy học mới, một phương tiện dạy học mới,...
Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên một nhĩm lớp - gọi là nhĩm thực nghiệm - với một nhĩm lớp tương đương khơng được tác động - gọi là nhĩm đối chứng. Ðể cĩ kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà nghiên cứu cĩ thể đổi vai trị của hai nhĩm lớp cho nhau, nghĩa là, các nhĩm thực nghiệm trở thành các nhĩm đối chứng và ngược lại.
Vì là thực nghiệm trên con người nên từ việc tổ chức đến cách thực hiện phương pháp và lấy kết quả đều mang tính phức tạp của nĩ.