Đặc điểm của đề tài nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 59 - 60)

2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ DIỄN ĐẠT TỰA ĐỀ TÀI

2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học

2.1.2 Đặc điểm của đề tài nghiên cứu khoa học

Một đề tài nghiên cứu khoa học cĩ giá trị phải bao gồm các đặc điểm sau đây:

a) Tính mới mẻ

Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá, sáng tạo những tri thức mới. Chính vì vậy, tính mới là thuộc tính quan trọng số 1 của nghiên cứu khoa học. Hướng tới cái mới trong nghiên cứu khoa học khơng chỉ biểu hiện ở đề tài nghiên cứu mới, phương pháp tiếp cận mới mà cịn biểu hiện ở quan điểm, cách đặt vấn đề và phương pháp mới trong triển khai, khảo sát, thực nghiệm… Tính mới của nghiên cứu khoa học khơng mang ý nghĩa tuyệt đối, bền vững vĩnh viễn mà là tính mới so với trình độ nhận thức của quá khứ và hiện tại.

- Đề tài cĩ tính mới mẻ là từ trước đến giờ chưa cĩ ai nghiên cứu (được hiểu theo nghĩa tuyệt đối)

- Tính mới mẻ theo nghĩa tương đối là phát hiện ra khía cạnh mới, làm sáng tỏ những khía cạnh người nghiên cứu trước chưa làm rõ, chưa đề cập.

- Tính mới mẻ mang tính chủ quan đối với người nghiên cứu thể hiện nhiều mặt như: điều kiện mới, hồn cảnh mới…

- Đề tài dẫn đến kết quả nghiên cứu cĩ đĩng gĩp gì mới. Mức độ đĩng gĩp tùy vào trình độ nghiên cứu.

b) Tính thực tiễn của đề tài

- Nội dung đề tài phải cĩ thật, xuất phát từ thực tế khách quan;

- Đề tài phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải gắn với thực tiễn.

c) Độ phức tạp và độ khĩ của đề tài nghiên cứu

- Độ phức tạp của đề tài nghiên cứu thể hiện lĩnh vực nghiên cứu rộng hay hẹp, ở một ngành khoa học hay liên ngành khoa học, đối tượng nghiên cứu đồng nhất hay khơng đồng nhất.

- Độ khĩ của đề tài gắn liền với cá nhân và mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Độ phức tạp của đề tài thường cĩ mối quan hệ tương hỗ với độ khĩ của đề tài.

Lưu ý: Trong nghiên cứu khoa học, giá trị của đề tài khơng phụ thuộc vào độ khĩ và độ phức tạp của nĩ. Đề tài hẹp chưa chắc là một đề tài kém giá trị. Mỗi đề tài cĩ một phạm vi nhất định, phạm vi càng hẹp thì nghiên cứu càng sâu. Cho nên khi chọn đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu phải chọn đề tài vừa sức đối với bản thân mình và cĩ thể giới hạn đề tài lại để giảm độ phức tạp và độ khĩ.

d) Tính kế thừa

Ngày nay, hầu như mọi cơng trình nghiên cứu khoa học đều bắt đầu từ một khối lượng kiến thức nền tảng nhất định. Các kiến thức này được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu ngay trong lĩnh vực mà nĩ đang nghiên cứu và cũng cĩ thể kế thừa từ các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa.

e) Tính cá nhân

Hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành một dạng hoạt động xã hội mang tính phổ biến nên vai trị của các tập thể khoa học cĩ tác dụng to lớn. Nhưng cho dù một cơng trình nghiên cứu khoa học là do một tập thể thực hiện thì vai trị cá nhân trong sáng tạo vẫn mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến riêng của từng cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)