Các phương pháp trích dẫn trong nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 145 - 150)

2. TRÌNH BÀY LUẬN VĂN

2.3. Trích dẫn khoa học

2.3.3. Các phương pháp trích dẫn trong nghiên cứu khoa học

2.3.3.1. Gọi cước chú

Các đoạn trích trong bài được đánh số “gọi cước chú” (call to footnote/appel de note de bas de page), và biểu chú dẫn (footnote/note de bas de page) được ghi ngay dưới chân trang.

- Dùng trích dẫn nguyên văn thì số gọi chú dẫn nằm ngay sau dấu câu cuối cùng và trước dấu ngoặc kép đĩng mẩu trích dẫn.

Ví dụ: Giả thuyết được trình bày trong một nghiên cứu của giáo sư Tơn Thất Tùng “Chúng ta biết đường đi của các mạch và chúng ta cĩ thể tìm kiếm các mạch ở trong gan, buộc chúng nĩ lại rồi cắt gan. ’’

- Dùng trích dẫn diễn giải thì số gọi chú dẫn được treo liền kề mẩu trích dẫn dưới dạng luỹ thừa, khơng cĩ ngoặc đơn.

Ví dụ: Chuẩn xác các trích dẫn khoa học là thể hiện sự tơn trọng những cam kết về chuẩn mực đạo đức trong khoa học .

- Số gọi chú dẫn cĩ thể được đánh theo thứ tự trong từng trang hay liên tục giữa các trang.

- Biểu chú dẫn gọi lần đầu hoặc lần duy nhất được ghi theo quy định trình bày danh mục tham khảo, cĩ kèm theo số trang ở sau cùng.

- Khi gọi chú dẫn về một tác giả đã dẫn liền trước đĩ, biểu chú dẫn chỉ ghi “tlvd.” (tài liệu vừa dẫn) và số trang, cách nhau bằng dấu phẩy.

Ví dụ:

Trong Luật Giáo dục năm 2005, Điều 3 quy định: [...] “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.1”

[...] Nghị quyết về giáo dục số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Chất lượng giáo dục cịn nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo dục cịn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, cơng tác quản lý giáo dục cịn hạn chế. Những tiêu cực trong giáo dục như thiếu trung thực trong học tập, dạy thêm, học thêm tràn lan mang tính áp đặt, thi cử nặng nề, tốn kém gây bức xúc trong xã hội.3”

1Luật Giáo dục và các văn bản hiện hành mới nhất (Sửa đổi và ban hành năm 2005). 2005. Hùng Cường (sưu tầm và tuyển chọn). Hà Nội: Lao động – Xã hội, tr. 11.

2 Tlvd., tr. 10.

3 Tlvd., tr. 6.

Tài liệu tiếng Việt: dùng “tlvd.” (tài liệu vừa dẫn) thay cho “ibid.

2.3.3.2. Kiểu Vancouver (Vancouver style)

Đây là một kiểu truyền thống, đã sử dụng từ rất lâu trong các ấn bản khoa học, cịn gọi là “hệ thống thứ tự trích dẫn”,

- Mẫu trích dẫn được đánh số theo thứ tự trích dẫn trong bài viết.

- Nếu cĩ nhiều tài liệu được trích dẫn cho cùng một ý, dùng dấu phẩy (khơng cĩ khoảng trắng) giữa các số và nếu cĩ dãy 3 số liên tục trở lên thì dùng dấu gạch nối (khơng cĩ khoảng trắng) giữa số đầu và số cuối của dãy. (xem ví dụ 2 ở dưới)

- Các tài liệu cĩ trích dẫn trong bài viết được xếp trong danh mục tham khảo cuối bài, theo đúng thứ tự trích dẫn.

Ví dụ 1: Nội dung giáo dục cần đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu lớn do Luật Giáo dục đề ra, nhưng rất cần thay đổi về cách nhìn, cách hiểu, tức tư duy giáo dục, trong đĩ rất cần quán triệt tinh thần Thơng điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau”. Đây là bốn yêu cầu cơ bản hay là bốn cột trụ để xây dựng một xã hội học tập suốt đời (6, tr. 54).

Ví dụ 2: Đã cĩ nhiều cố gắng thay thế thí nghiệm ủ trên chuột bằng các thí nghiệm in vitro, như các kĩ thuật ELISA (57,60) hay PCR (20-22- 23) nhưng tất cả vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ thể nghiệm.

2.3.3.3. Kiểu Harvard (Harvard style)

Đây là một kiểu trích dẫn đang được sử dụng ngày càng phổ biến, cịn được gọi là “hệ thống tác giả - năm”.

- Danh mục tham khảo kiểu Harvard được xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả, khơng cần đánh số thứ tự.

- Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì khơng bắt buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên, việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc cĩ thể dễ dàng xác định thơng tin mình cần.

- Nếu mẩu trích dẫn kiểu diễn giải với tên tác giả là một thành phần trong câu, năm xuất bản của tài liệu đĩ sẽ được đặt trong ngoặc đơn liền sau tên tác giả,

Ví dụ: + Những cơng trình nghiên cứu khác (Brown, 1999) cũng ủng hộ quan điểm này.

+ Cơng trình nghiên cứu của Brown (1999) cho thấy quan điểm tương đồng về việc…

- Nếu mẫu trích dẫn cĩ nguồn gốc từ một tác giả A, nhưng khơng đọc trực tiếp tác giả A mà biết thơng qua tác giả B, ghi trong ngoặc đơn tên tác giả A và năm xuất bản tài liệu của tác giả A (khơng được đọc trực tiếp), đi kèm theo sau bằng “trong” cùng với tên và năm xuất bản của tác giả B (được đọc trực tiếp),

- Trích dẫn nguyên văn: sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích.

Ví dụ: Nội dung giáo dục cần đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu lớn do Luật Giáo dục đề ra, nhưng rất cần thay đổi về cách nhìn, cách hiểu, tức tư duy giáo dục, trong đĩ rất cần quán triệt tinh thần Thơng điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau”. Đây là bốn yêu cầu cơ bản hay là bốn cột trụ để xây dựng một xã hội học tập suốt đời (Vũ Ngọc Hải 2005, tr.54).

- Nếu một tài liệu của một tác giả, ghi tên tác giả (khơng ghi phần tên viết tắt) trong ngoặc đơn và năm xuất bản, cách nhau bằng khoảng trắng (khơng cĩ dấu phẩy), cần chỉ rõ số trang.

- Nếu một tài liệu của hai tác giả, ghi tên hai tác giả trong ngoặc đơn, nối bằng dấu “&”, và năm xuất bản sau tên tác giả thứ hai, khơng cĩ dấu phẩy.

- Nếu một tài liệu của ba tác giả, lần đầu tiên trích dẫn ghi tên ba tác giả, nối hai tác giả đầu bằng dấu phẩy, tác giả thứ ba bằng dấu “&”, năm xuất bản sau tên tác giả cuối cùng, khơng cĩ dấu phẩy.

Ví dụ: Thật là vơ ích khi Moir và Jessel vẫn cố chứng minh rằng giới tính cĩ thể hốn chuyển được (Larson, Morse & Millares 1987).

- Nếu một mẫu trích dẫn từ nhiều tài liệu của một người/nhĩm, ghi tên người/nhĩm đĩ trong ngoặc đơn, theo sau bằng năm xuất bản của tất cả các tài liệu theo đúng thứ tự và cách ghi trong danh mục tham khảo, giữa các năm cách nhau bằng dấu phẩy (nhưng chỉ là khoảng trắng giữa năm đầu tiên và tác giả sau cùng).

- Nếu mẩu trích dẫn cĩ nguồn gốc từ nhiều tài liệu, tất cả các tác giả tài liệu được ghi trong một cặp ngoặc đơn liền sau, giữa mỗi tác giả/nhĩm tác giả của một tài liệu cách nhau bằng dấu chấm phẩy, cách ghi tên tác giả và năm xuất bản cho mỗi người/nhĩm giống như trên.

Ví dụ: Phương pháp giáo dục từ chương, rập khuơn máy mĩc đĩ vẫn cịn được áp dụng phổ biến trong các cơ sở giáo dục Việt Nam, chăm chú đào tạo những lớp người theo những khuơn mẫu nhất định, ngoan ngỗn và cần mẫn làm việc theo những ước lệ và định chế sẵn cĩ hơn là độc lập suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm. Điều này mâu thuẫn với chính nguyên tắc “Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trị nhân tố con người” của chủ nghĩa duy vật biện chứng theo đĩ “phải chống thái độ thụ động, ỷ lại, trì trệ” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2003b). Điều này cịn mâu thuẫn với tinh thần phải quán triệt quan điểm thực tiễn, yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu đi sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, “học đi đơi với hành” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2003a). Khi tư duy và phương pháp giáo dục chủ đạo là đọc – chép, là thụ động, máy mĩc rập khuơn, là nơ lệ tư duy , là nhồi nhét kiến thức, thì khĩ cĩ được những thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, mau chĩng bắt kịp trình độ phát triển của thế giới (Hồng Tuỵ 2001, 2004; Trần Kiểm 2005).

2.3.3.4. Trích dẫn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trích dẫn trong luận văn, luận án được trình bày gần giống như kiểu Vancouver là “hệ thống thứ tự trích dẫn” nhưng số được trình bày trong dấu ngoặc vuơng [...]

- Mẫu trích dẫn được đánh số theo thứ tự trích dẫn trong bài viết.

- Số thứ tự tài liệu được đặt trong ngoặc vuơng, liền sau mẩu trích dẫn.

- Khi cần cĩ cả số trang, số trang cũng được trình bày trong ngoặc vuơng, Ví dụ [19, tr.314-315].

- Nếu cĩ nhiều tài liệu được trích dẫn cho cùng một ý, dùng dấu phẩy (khơng cĩ khoảng trắng) giữa các số và nếu cĩ dãy 3 số liên tục trở lên thì dùng dấu gạch nối (khơng cĩ khoảng trắng) giữa số đầu và số cuối của dãy.

- Các tài liệu cĩ trích dẫn trong bài viết được xếp trong danh mục tham khảo cuối bài, theo đúng thứ tự trích dẫn.

- Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuơng, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41], [42].

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 145 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)