XỬ LÝ THƠNG TIN ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 130 - 134)

3.2. Khái niệm thơng tin định tính

Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận thăm dị, mơ tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ. Dữ liệu trong nghiên cứu định tính là dữ liệu thơng tin định tính. Dữ liệu thơng tin định tính trả lời cho các câu hỏi: thế nào, cái gì, và tại sao.

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập thơng tin về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này để khái quát hĩa theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết.

Thơng tin định tính là thơng tin mơ tả và phân tích đặc điểm văn hĩa và hành vi của con người và của nhĩm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu.

Nguồn thơng tin cĩ thể thu thập từ các phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát hoặc nguồn thơng tin từ các tư liệu và các minh chứng mà người nghiên cứu khơng cĩ sự tương tác trực tiếp với đối tượng cần khảo sát.

Các loại thơng tin định tính cơ bản:

- Các cuộc phỏng vấn khơng cĩ cấu trúc như: ghi hình, bản tốc ký, ghi âm,…

- Bảng khảo sát phỏng vấn theo mẫu: bảng thăm dị ý kiến người tiêu dùng, bảng thăm dị đánh giá việc dạy học của giáo viên; dữ liệu kiểm tra tâm lý.

- Thảo luận nhĩm, bài phát biểu cá nhân.

- Tài liệu cá nhân như: nhật ký, thư từ, bộ sưu tập tranh ảnh/báo chí. - Các tư liệu hành chính: các thơng báo, quyết định, sổ biên bản,... ở các cơ quan.

- Các hiện vật gắn bĩ với cuộc sống thường ngày của cá nhân hoặc tập thể đối tượng khảo sát.

3.2. Sắp xếp và mã hĩa thơng tin định tính

Cĩ nhiều phương pháp và kỹ thuật để phân tích dữ liệu định tính. Thơng thường, các phương pháp phân tích cĩ liên hệ chặt chẽ với các thiết kế nghiên cứu và các phương pháp thu thập dữ liệu. Tài liệu đề cập đến một trong những kỹ thuật cơ bản nhất được sử dụng trong nghiên cứu định tính: phân loại dữ liệu. Để phân loại dữ liệu cần phải đặt ‘mã’ cho các đơn vị cĩ ý nghĩa của dữ liệu thơng qua quá trình “mã hĩa”.

Các quá trình phân loại và mã hĩa thích hợp nhất trong trường hợp kết quả thu thập dữ liệu là ghi chép/biên bản (transcripts) của các cuộc phỏng vấn (nhĩm hoặc cá nhân), phỏng vấn nhĩm tập trung. Bản ghi chép (ở dạng viết) phản ánh chính xác những gì đã được nĩi trong một cuộc phỏng vấn (cĩ thể gồm một số lý giải của người viết biên bản).

Phân loại là một phần chính của phân tích dữ liệu định tính. Các nhà điều tra tiến hành nhĩm các mẫu quan sát được trong dữ liệu thành các đơn vị/nhĩm cĩ ý nghĩa. Nhờ đĩ các nhĩm được tạo ra qua việc phân nhĩm các dữ liệu đã được mã hĩa. Việc kết hợp này dựa trên những điểm chung giữa các phần/yếu tố quan sát được đã được mã hĩa. Sau đĩ các nhĩm sẽ được tổng hợp/đặt tên dựa trên mối liên hệ giữa các nhĩm. Phân loại sẽ tạo ra các chủ đề.

Mã số và mã hĩa là khơng thể thiếu trong quá trình phân tích dữ liệu. Mã số là các khái niệm và đặc điểm thơng qua các tiêu chí rõ ràng. Mã số cĩ thể được xây dựng trước khi thu thập dữ liệu hoặc cĩ thể mới nảy sinh trong quá trình mã hĩa. Trong nghiên cứu định tính, thảo luận về mã hĩa thường được tập trung vào quá trình quy nạp tìm kiếm các khái niệm, ý tưởng, chủ

đề và chuyên mục, hỗ trợ người nghiên cứu sắp xếp và diễn giải dữ liệu. Trong nghiên cứu định tính, mã hĩa là quá trình tạo ra các ý tưởng và khái niệm từ các dữ liệu thơ như bảng ghi chép cuộc phỏng vấn, ghi chép thực địa, tài liệu lưu trữ, báo cáo và các bài báo. Quá trình mã hĩa đề cập đến các bước nghiên cứu: xác định, sắp xếp, và hệ thống các ý tưởng, khái niệm, và các phân loại. Mã hĩa bao gồm việc xác định các sự kiện, đặc điểm, cụm từ, hành vi, hoặc các giai đoạn của một quá trình và phân loại chúng bằng các ‘nhãn mác’. Sau đĩ tiếp tục được phân biệt hoặc tích hợp để xếp chúng thành các nhĩm/loại nhỏ hơn để rút ra kết luận từ các dữ liệu. Một khung mã hĩa, một chương trình đưa ra khái niệm chính, định nghĩa, và tiêu chí được xây dựng trong quá trình mã hĩa và phân tích dữ liệu. Khung mã hĩa cĩ thể thay đổi và hồn thiện ở các bước tiếp theo.

3.3. Kết quả xử lý thơng tin định tính

Mục đích của xử lý các thơng tin định tính là nhằm xác lập các phẩm chất, thuộc tính khác nhau của những hiện tượng được nghiên cứu. Xử lý là nhận dạng chuẩn xác mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện sẽ giúp người nghiên cứu mơ tả được hiện tượng dưới dạng sơ đồ hĩa. Một số nội dung khơng thể trình bày bằng sơ đồ gồm: quan hệ tình cảm, trạng thái tâm lý,... Những liên hệ cĩ thể vẽ thành sơ đồ trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của một sự vật mà khơng quan tâm đến kích thước hoặc tỷ lệ thực của chúng như:

Sơ đồ liên hệ nối tiếp:

Trong dạng này, sự kiện này nối tiếp sự kiện khác. Loại liên hệ này tồn tại cả trong khơng gian và thời gian.

Sơ đồ liên hệ song song:

Xét về mặt thời gian, với liên hệ này các sự kiện đồng thời xuất hiện. Xét về mặt khơng gian, các sự kiện được xếp sĩng đơi.

Sơ đồ liên hệ hình cây:

Đây là dạng liên hệ phổ biến trong tự nhiên và xã hội. Loại liên hệ này xuất phát từ một gốc, chia ra thành các cành và tiếp đến là các nhánh. Chiều sâu của sự phân chia cĩ thể tiến tới vơ cùng

Liên hệ hỗn hợp:

Trong trường hợp xuất hiện những mối liên hệ qua lại giữa sự vật này với sự vật khác.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Cho ví dụ về bảng phân phối tần số đơn.

2. Xử lý thống kê mơ tả gồm những nội dung nào?

3. Hãy trình bày các giá trị thống kê khuynh hướng tập trung của mẫu: trung bình cộng, điểm trung vị, điểm yếu vị.

4. Hãy trình bày các giá trị thống kê khuynh hướng mơ tả tính phân tán của mẫu: phương sai, độ lệch chuẩn.

5. Giải thích các cơng thức tính phương sai mẫu và dân số. Thống kê mơ tả tính phân tán.

6. Thơng tin định tính là gì, gồm những loại thơng tin định tính cơ bản nào?

CHƯƠNG VII.

CƠNG BỐ VÀ TRÌNH BÀY CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)