NHỮNG CƠ SỞ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 87 - 90)

1. NHỮNG CƠ SỞ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA HỌC

1.1. Khái niệm

Phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phương pháp khơng chỉ là vấn đề lý luận mà cịn là vấn đề cĩ ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp gĩp phần quyết định thành cơng của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của phương pháp và các đặc điểm của nĩ.

Theo nghĩa chung thì phương pháp là con đường đạt mục tiêu, là cách thức giải quyết một cơng việc cụ thể. Nghiên cứu khoa học cũng vậy, nĩ cĩ một hệ thống các phương pháp riêng. Nhà khoa học phải nắm vững bản chất và biết cách sử dụng các phương pháp để tiến hành hoạt động nghiên cứu của mình một cách hiệu quả.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ra hệ thống những kiến thức về đối tượng.

1.2. Đặc trưng của phương pháp nghiên cứu khoa học

+ Phương pháp là cách thức làm việc của chủ thể do chủ thể lựa chọn

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nĩ gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp cĩ mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng. Phương pháp bị quy định bởi trình độ nhận thức và kinh nghiệm đã cĩ của chủ thể, do đĩ, phương pháp mang tính chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp thể hiện bởi năng lực, kinh nghiệm của chủ thể. Trong nghiên cứu khoa học,

các nhà khoa học phải cĩ trình độ trí tuệ cao, khả năng lớn và một kinh nghiệm dày dạn.

+ Phương pháp cĩ tính mục tiêu

Mọi hoạt động đều cĩ mục tiêu hướng đến, mục tiêu cơng việc chỉ dẫn việc lựa chọn phương pháp. Phương pháp càng chính xác, sáng tạo càng làm cho cơng việc đạt tới kết quả nhanh, chất lượng tốt. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp cĩ tính mục tiêu vì mọi hoạt động của con người đều cĩ mục tiêu. Mục tiêu nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tịi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và, ngược lại, nếu lựa chọn được phương pháp chính xác phù hợp thì sẽ làm cho mục tiêu nghiên cứu đạt tới nhanh hơn.

+ Phương pháp gắn chặt với nội dung của vấn đề nghiên cứu

Mọi hoạt động đều cĩ nội dung; nội dung cơng việc quy định phương pháp và phương pháp là cách thực hiện nội dung, là yếu tố quyết định chất lượng của cơng việc. Trong nghiên cứu khoa học, mỗi chuyên ngành cĩ một hệ phương pháp đặc thù, mỗi đề tài cĩ một nhĩm phương pháp cụ thể.

Phương pháp là tổ hợp các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Nếu từng thao tác được thực hiện chính xác thì phương pháp đạt tới độ hồn hảo và chất lượng cơng việc là tốt nhất, nhanh nhất,…

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng càng phức tạp, càng cần cĩ phương pháp tinh vi. Phương pháp nghiên cứu cĩ hiệu quả khi nĩ phù hợp với đặc điểm của đối tượng, phù hợp với quy luật vận động khách quan của đối tượng. Vì vậy, phương pháp cĩ tính khách quan.

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học cĩ sự hỗ trợ của phương tiện

Nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên và khoa học chính xác, địi hỏi cĩ phương tiện kỹ thuật tinh xảo, cĩ độ chính xác cao. Phương tiện kỹ thuật là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp nghiên

cứu. Phương pháp và phương tiện là hai phạm trù khác nhau nhưng gắn bĩ chặt chẽ với nhau. Dựa vào phương tiện mà ta chọn phương pháp phù hợp và, ngược lại, do yêu cầu của phương pháp mà người ta tạo ra những phương tiện tinh xảo.

1.3. Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học

Khi nghiên cứu khoa học cần sử dụng rất nhiều phương pháp, phối hợp các phương pháp, dùng các phương pháp để hỗ trợ nhau, kiểm tra lẫn nhau và để khẳng định kết quả nghiên cứu. Vì sự đa dạng phong phú của phương pháp mà người ta tìm cách phân loại phương pháp để tiện sử dụng. Cĩ nhiều cách phân loại phương pháp. Sau đây là một số cách phân loại thơng dụng:

+ Dựa trên trình độ nghiên cứu và tính chất của đối tượng

Nhĩm phương pháp mơ tả, nhĩm phương pháp giải thích và nhĩm phương pháp phát hiện.

+ Dựa vào quy trình nghiên cứu và lý thuyết thơng tin

Nhĩm phương pháp thu thập thơng tin, nhĩm phương pháp xử lý thơng tin, nhĩm phương pháp trình bày thơng tin.

+ Dựa vào trình độ nhận thức khoa học chung của lồi người

Nhĩm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nhĩm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhĩm phương pháp nghiên cứu sử dụng tốn học.

Nhĩm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (nhĩm phương pháp này sẽ được tìm hiểu sâu ở phần sau), là nhĩm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng cĩ trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của các đối tượng ấy. Nhĩm này cĩ các phương pháp cụ thể sau đây:

+ Phương pháp quan sát khoa học; + Phương pháp điều tra;

+ Phương pháp thực nghiệm khoa học (Experiment); + Phương pháp chuyên gia.

Nhĩm phương pháp nghiên cứu lý thuyết là nhĩm các phương pháp thu thập thơng tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu

đã cĩ và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Nhĩm phương pháp lý thuyết gồm các phương pháp cụ thể sau đây:

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; + Phương pháp phân loại, hệ thống hĩa lý thuyết; + Mơ hình hĩa.

Nhĩm phương pháp tốn học trong nghiên cứu khoa học.

+ Sử dụng tốn học thống kê như một cơng cụ xử lý các tài liệu đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra hay thực nghiệm làm cho các kết quả nhu cầu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.

+ Sử dụng các lý thuyết tốn học và phương pháp logic tốn học để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành.

Trong nghiên cứu khoa học xã hội, giáo dục từ sự xác định, chọn mẫu nghiên cứu, tốn học đã tham gia một cách tích cực và khi xử lý tài liệu tốn học đã làm tăng tính chính xác khách quan của các kết quả nghiên cứu và nhờ đĩ kết luận của các cơng trình nghiên cứu cĩ tính thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)