3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mỗi đề tài nghiên cứu, tuỳ theo phạm vi nghiên cứu của mình, phải xác định rõ mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đĩ cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hồn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu cĩ thể đo lường hay định lượng được. Nĩi cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “Làm cái gì?”.
Mục tiêu nghiên cứu là cái đích mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hướng những nỗ lực nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm. Nĩ là những dẫn hướng bước đi chiến lược để cơng trình nghiên cứu đạt tới kết quả cuối cùng. Mỗi đề tài tùy theo phạm vi nghiên cứu mà người nghiên cứu cần phải xác định rõ mục tiêu nghiên cứu hoặc một hệ thống mục tiêu nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu là thực hiện mục tiêu cụ thể của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi của vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ đề tài “Thực trạng và hướng đổi mới nhằm nâng cao trình độ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ thuật trong các trường ĐHSPKT”. Với đề tài nghiên cứu này, các câu hỏi cần phải được trả lời là:
Cần cĩ hướng đổi mới nào để nâng cao trình độ đào tạo và bồi dưỡng? Như vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đề xuất hướng đổi mới nâng cao trình độ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ thuật.
Để trả lời câu hỏi trên, người nghiên cứu phải lần lượt trả lời các câu hỏi bộ phận như sau:
(1) Thế nào là trình độ đào tạo và bồi dưỡng?
(2) Nĩ đang như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu: mơ tả phân tích thực trạng.
(3) Đổi mới những cái gì và như thế nào? à Nghiên cứu đề xuất. Xây dựng cây mục tiêu là phạm trù của lý thuyết hệ thống được vận dụng như một hướng tiếp cận trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Cây mục tiêu bao gồm một mục tiêu gốc và các mục tiêu nhánh
Mỗi mục tiêu nhánh lại được phân chia thành các mục tiêu phân nhánh. Mục tiêu cấp I
Mục tiêu cấp III Mục tiêu cấp II
Mục tiêu cấp IV
Hình 5. Cây mục tiêu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu là các cơng việc lớn về nội dung mà đề tài cần phải thực hiện. Việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu cịn tuỳ thuộc vào từng đề tài cụ thể. Tuy nhiên, một đề tài nghiên cứu cần phải xác định được những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
(1) Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu; (2) Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu;
(3) Xây dựng được các giải pháp, biện pháp, phương pháp, quy trình,… để đạt được mục tiêu nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của các giải pháp, biện pháp, phương pháp hoặc quy trình,…đã đề ra và để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
Nhiệm vụ nghiên cứu của một đề tài thơng thường là việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu cấp độ 2 (xem phần trên).
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Vấn đề nghiên cứu là gì? Hãy lấy một ví dụ một đề tài nghiên cứu và trình bày rõ vấn đề nghiên cứu của đề tài đĩ.
2. Hãy trình bày các phương thức phát hiện đề tài nghiên cứu (vấn đề nghiên cứu).
3. Hãy giải thích các đặc điểm của một đề tài nghiên cứu khoa học. 4. Tựa đề tài nghiên cứu khoa học thường được diễn đạt như thế nào? Hãy cho ví dụ.
CHƯƠNG V.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CHỨNG MINH GIẢ THUYẾT