CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 74 - 79)

3.1. Bác bỏ giả thuyết

Trong thực tế, để giải thích một sự kiện mới, người ta đưa ra khơng phải chỉ một, mà cĩ thể đưa ra nhiều giả thuyết. Những giả thuyết này về sau hoặc là được bác bỏ, hoặc là được xác nhận, được chứng minh và trở thành những tri thức mới. Giả thuyết là một khâu tất yếu trong quá trình tìm tịi tri thức mới. Một giả thuyết nghiên cứu cần phải được kiểm chứng bằng lý thuyết, quan sát thực tiễn hoặc thực nghiệm. Nội dung kiểm chứng bao giờ cũng dẫn đến một trong hai trường hợp sau:

- Bác bỏ tính phi chân xác của một giả thuyết, hoặc - Chứng minh tính chân xác, tính đúng đắn của giả thuyết.

Về mặt logic học, chứng minh hoặc bác bỏ là những hình thức của suy luận.

Để kiểm chứng giả thuyết người nghiên cứu phải cĩ luận cứ. Để thu thập các luận cứ, người nghiên cứu trước tiên phải suy luận bằng phép diễn

dịch cho rằng nếu giả thuyết là đúng thì một số hệ quả nhất định sẽ xảy ra tiếp theo đĩ (hay cũng cĩ thể quan sát được).

Sự bác bỏ giả thuyết được thực hiện bằng cách phát hiện ra các sự kiện (luận cứu) mâu thuẫn với hệ quả rút ra từ giả thuyết. Nếu thực tế bác bỏ hệ quả (sai) của giả thuyết, thì điều đĩ cũng cĩ nghĩa là giả thuyết bị bác bỏ.

G → h ở đây G là giả thuyết.

¯h h là hệ quả của giả thuyết G (¯ là khơng) ¯G

3.2. Chứng minh giả thuyết

Việc chứng minh giả thuyết thường được diễn ra rất phức tạp. Nếu như hệ quả của giả thuyết được xác nhận, được chứng minh, thì điều đĩ chưa cĩ nghĩa là giả thuyết được chứng minh. Bởi vì, sơ đồ:

G → h h

G khơng là tất yếu logic

Như vậy, nếu như mối quan hệ giữa giả thuyết G và hệ quả h của nĩ mới chỉ là G → h; thì việc h được xác nhận (cĩ), chưa đủ để xác nhận G (đúng).

Giả thuyết G chỉ được xác nhận, chỉ được chứng minh khi mối quan hệ giữa G và h được xác lập là G ⇔ h (h là điều kiện cần và đủ của G), và h đã được thực tế xác nhận. Bởi vì sơ đồ:

G ⇔ h h

G là tất yếu logic

Trong thực tế, việc xác nhận G diễn ra rất phức tạp. Để chứng minh giả thuyết G, người ta thường tìm cách rút ra từ giả thuyết G, khơng phải chỉ là một hệ quả, mà là một số hệ quả, trong đĩ tập hợp các hệ quả này là điều kiện cần và đủ của giả thuyết G. G (h1, h2, h3,…). Và nếu tất cả các

hệ quả h1, h2, h3,… đã được xác nhận (cĩ), thì điều đĩ cũng cĩ nghĩa là giả thuyết G được chứng minh, bởi vì:

G ⇔ (h1, h2, h3,…) (h1, h2, h3,...) G là tất yếu logic

Tồn bộ quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thơng tin (luận cứ) để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu. Khi một giả thuyết nghiên cứu được chứng minh, thì quá trình nghiên cứu kết thúc. Ngược lại, khi một giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ, thì người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thơng tin để chứng minh giả thuyết, hoặc phải xem xét lại giả thuyết và thậm chí, phải đặt lại một giả thuyết khác.

Cho rằng giả thuyết đúng

Giả thuyết (G) Suy diễn Hệ quả (h1, h2, h3…) Đi tìm hệ quả (h1, h2, h3…) Nếu khơng cĩ h1, h2, h3 (sai) Tất cả h1, h2, h3... cĩ (đúng) Bác bỏ Cơng nhận

Ví dụ chứng minh giả thuyết: “Khơng thể loại bỏ dạy thêm, học thêm tại TPHCM”

Người nghiên cứu đã thực hiện như sau:

1. Cho rằng giả thuyết trên là đúng rồi suy diễn hệ quả:

- Số lượng học sinh đi học lớn;

- Phụ huynh cĩ nhu cầu cho con em họ học thêm; - Dạy tại trường chưa hiểu, hay học thêm để hiểu bài,...

2. Dựa trên hệ quả đĩ, người nghiên cứu tiến hành thiết kế cơng cụ khảo sát, tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu

3. Xử lý và dùng các luận cứ lập luận chứng minh như sau

- 90% học sinh đi học thêm, 80% thuộc về gia đình cĩ mức sống ổn định.

- 88% học sinh giỏi vẫn đi học thêm.

- Nội dung học thêm: 44,2% học sinh cho rằng học kỹ hơn những nội dung đã học trên lớp, 34,7% cho rằng học thêm là đi làm bài tập, 10,2% cho rằng học những gì thầy cơ khơng dạy trên lớp.

- 88% học sinh nhìn nhận học thêm để hiểu thêm bài. - Nguyên nhân học thêm:

Do nhu cầu kiến thức: 72,3% Do ý muốn của phụ huynh: 57,9%

Do chương trình quá tải: 32,2%

Do nhà trường yêu cầu phải học thêm: 5,9%

Vậy, thực tế cho thấy các lệnh cấm đốn khơng cĩ hiệu lực, việc dạy thêm học thêm vẫn tràn lan. Bộ GDĐT và Sở GDĐT ra nhiều quyết định cấm đốn nhưng chưa hợp lý với tình hình hiện tại. Việc cấm dạy thêm khơng được sự đồng tình của nhiều người. Giả thuyết trên đã được chứng minh.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Thế nào là giả thuyết khoa học? Giả thuyết khoa học gồm những loại nào?

2. Cấu trúc logic của giải thuyết gồm những loại phán đốn nào? Hãy giải thích.

3. Hãy giải thích các con đường suy luận để đưa ra giả thuyết. 4. Hãy giải thích thao tác chứng minh và bác bỏ một giả thuyết. 5. Hãy đặt giả thuyết cho một vấn đề nghiên cứu và cho ví dụ thao tác chứng minh bác bỏ giả thuyết đĩ.

CHƯƠNG VI.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)