- Chi phí đầu tư hết toàn bộ ngân sách được cấp;
2.7. Ban hành và công bố quyết định
- Trình bày quyết định theo thể thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Trình Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ký chứng thực nghị quyết;
- Văn phòng đóng dấu và lưu;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của chính quyền xã; - Gửi ủy ban nhân dân huyện, phòng tư pháp huyện;
2.5. Xây dựng dự thảo quyết định
Kế thừa các kết quả phân tích trên, cán bộ văn phòng hoặc nhóm công chức được giao trách nhiệm tiến hành dự thảo văn bản và tổ chức lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức có liên quan để hình thành bản dự thảọ
Trong dự thảo quyết định phải nêu được lý do ban hành quyết định, mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và tất cả các giải pháp xoá đói, giảm nghèo đã xác định ở các bước trên, gồm nhóm các giải pháp không cần nguồn lực tài chính và nhóm các giải pháp cần nguồn lực tài chính. Riêng nhóm các giải pháp cần nguồn lực tài chính gồm xây dựng chợ và xây dựng hệ thống thuỷ lợi, cần trình bày đầy đủ bản phân tích chi phí - lợi ích đã xây dựng ở trên (nên được trình bày như một đề án).
- Trước hết lấy ý kiến của các cán bộ, công chức ủy ban nhân dân xã, Đảng uỷ xã, Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
- Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về bản dự thảo; - Tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa bản dự thảọ
2.6. Thông qua quyết định
Vì quyết định các giải pháp xoá đói, giảm nghèo thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp xã, nên việc thông qua quyết định được tiến hành theo quy trình sau:
- ủy ban nhân dân xã họp để thông qua dự thảo trước khi trình Hội đồng nhân dân xã;
- ủy ban nhân dân xã gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và các tài liệu liên quan đến đại biểu Hội đồng nhân dân xã;
- Hội đồng nhân dân xã họp và ra nghị quyết.
2.7. Ban hành và công bố quyết định
- Trình bày quyết định theo thể thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Trình Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ký chứng thực nghị quyết;
- Văn phòng đóng dấu và lưu;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của chính quyền xã; - Gửi ủy ban nhân dân huyện, phòng tư pháp huyện;
Chuyên đề 2
Kỹ NĂNG GIáM SáT
của HộI ĐồNG NHÂN DÂN CấP Xã
Ị GIáM SáT
củA Hội đồng nhân dân CấP Xã
1. Khái niệm
Giám sát là việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát trong việc tuân thủ, thi hành các quy định.
Như vậy, giám sát của Hội đồng nhân dân là việc Hội đồng nhân dân theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của ủy ban nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó chủ thể chất vấn nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của đối tượng chất vấn và yêu cầu đối tượng trả lờị
Chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân là
một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Hội đồng nhân dân nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân và các thành viên của ủy ban nhân dân và yêu cầu họ trả lờị