Lợi ích của tham vấn cộng đồng

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 109 - 111)

- Chi phí đầu tư hết toàn bộ ngân sách được cấp;

2. Lợi ích của tham vấn cộng đồng

Thực tế ở nước ta thời gian qua cho thấy tại nhiều địa phương, xảy ra tình trạng có những việc làm hoặc những công trình tiêu tốn nhiều thời gian, tiền, sức lực và các nguồn lực khác của Nhà nước, người dân, nhưng lại không mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Nhiều khi, một số dự án ở các cấp, các ngành hay địa phương nào đó chỉ được chào đón lúc ban đầu, nhưng về sau người hưởng lợi (người dân) lại không mặn mà vì nó đã nhanh chóng trở nên không phù hợp với các nhu cầu thực sự của số đông người dân.

Thực trạng trên một phần được giải thích bởi phương thức làm việc xa rời thực tế, thiên về các nhận định chủ quan hay áp đặt một chiều của chính quyền, chưa quan tâm đến sự tham gia ý kiến và phản biện của người dân đối với những quyết định quan trọng, có liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng, hoặc cần có sự tham gia quản lý của cộng đồng.

Chính vì vậy, việc tham vấn cộng đồng được xem như là một phương thức quản lý của chính quyền nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân. Phương thức này đã được thực tiễn ở nhiều nước chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho cả chính quyền địa phương và người dân, cụ thể:

- Bảo đảm người dân trong các cộng đồng hiểu một cách đầy đủ bản chất của những công việc

Chuyên đề 4

Kỹ NĂNG THAM VấN CộNG ĐồNG

Ị KHáI QUáT CHUNG Về THAM VấN CộNG ĐồNG

1. Khái niệm

Trong xã hội dân chủ, tham vấn cộng đồng là một thủ tục bắt buộc đối với chính quyền khi lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ra các quyết định có tác động đến cộng đồng.

Tham vấn có hai ý nghĩạ Nghĩa hẹp mô tả sự trao đổi thông tin mà không có cam kết bất kỳ điều gì về nó. Nghĩa rộng hơn bao gồm hàng loạt các hoạt động từ được thông tin đến được tham gia vào quá trình ra quyết định thực sự.

Tham vấn cộng đồng là quá trình trao đổi thông tin giữa chính quyền và người dân sinh sống trong cộng đồng về những vấn đề liên quan đến đời sống của họ, cung cấp thông tin cho lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ra các quyết định chung.

2. Lợi ích của tham vấn cộng đồng

Thực tế ở nước ta thời gian qua cho thấy tại nhiều địa phương, xảy ra tình trạng có những việc làm hoặc những công trình tiêu tốn nhiều thời gian, tiền, sức lực và các nguồn lực khác của Nhà nước, người dân, nhưng lại không mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Nhiều khi, một số dự án ở các cấp, các ngành hay địa phương nào đó chỉ được chào đón lúc ban đầu, nhưng về sau người hưởng lợi (người dân) lại không mặn mà vì nó đã nhanh chóng trở nên không phù hợp với các nhu cầu thực sự của số đông người dân.

Thực trạng trên một phần được giải thích bởi phương thức làm việc xa rời thực tế, thiên về các nhận định chủ quan hay áp đặt một chiều của chính quyền, chưa quan tâm đến sự tham gia ý kiến và phản biện của người dân đối với những quyết định quan trọng, có liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng, hoặc cần có sự tham gia quản lý của cộng đồng.

Chính vì vậy, việc tham vấn cộng đồng được xem như là một phương thức quản lý của chính quyền nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân. Phương thức này đã được thực tiễn ở nhiều nước chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho cả chính quyền địa phương và người dân, cụ thể:

- Bảo đảm người dân trong các cộng đồng hiểu một cách đầy đủ bản chất của những công việc

chung của chính quyền như lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập và thực hiện các dự án đầu tư công trình công cộng và những tác động và lợi ích có thể thu được từ những việc đó;

- Cho phép chính quyền địa phương nhận thấy và thể hiện được những nhu cầu chính đáng của cộng đồng ngay từ đầu và giúp chính quyền xác định được các hoạt động cần thiết trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có;

- Bảo đảm tính đúng đắn của các quyết định do chính quyền ban hành thông qua việc kết hợp chặt chẽ kiến thức cộng đồng địa phương, những quan điểm và quan tâm của người dân trong quá trình xây dựng và ra quyết định;

- Thúc đẩy sự tin tưởng của cộng đồng trong việc quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội thông qua việc bảo đảm cho người dân tham gia thảo luận minh bạch và cởi mở các vấn đề chung của địa phương, từ đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm và phát huy được tinh thần dân chủ của nhân dân địa phương đối với sự phát triển của địa phương;

- Bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và vận hành một cách hiệu quả các dự án đầu tư công trong một môi trường cộng đồng địa phương ủng hộ, không chỉ cho những hoạt động hiện tại mà còn duy trì sự phát triển trong tương laị

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)