Phân tích tính hợp pháp và tính hợp lý của vụ việc

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 49 - 51)

- Chi phí đầu tư hết toàn bộ ngân sách được cấp;

4. Quy trình giám sát

4.3. Phân tích tính hợp pháp và tính hợp lý của vụ việc

lý của vụ việc

Muốn thực hiện tốt hoạt động giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân cần phân tích tính hợp pháp và tính hợp lý của vụ việc. Để làm được điều này cần thực hiện các công việc sau:

a) Phân tích vụ việc

Vụ việc được xem xét cần phải được phân tích một cách kỹ càng để hiểu được bản chất của vụ việc. Muốn phân tích kỹ vụ việc cần phải:

- Thu thập được đầy đủ những tài liệu liên quan, sau đó tiến hành nghiên cứu kỹ những tài liệu đó (để đại biểu Hội đồng nhân dân tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn).

- Trong quá trình nghiên cứu những tài liệu liên quan có thể đại biểu Hội đồng nhân dân chưa hiểu biết hết nội dung của vụ việc do:

+ Họ không thể tinh thông mọi lĩnh vực chuyên môn;

+ Tài liệu về vụ việc có thể chưa đầy đủ, chưa cụ thể.

Do vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân cần: tiếp tục thu thập những tài liệu cần thiết liên quan; hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn, chuyên gia; tiếp tục lắng nghe ý kiến của nhân dân, của các cán bộ, công chức xã; có những vụ việc đại biểu Hội đồng nhân dân đi khảo sát thực tiễn.

- Tổng hợp tất cả những điều đó, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể hiểu kỹ về nội dung, bản chất của vụ việc.

b) Tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan

Đại biểu Hội đồng nhân dân cần tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan bằng cách:

- Thông qua nhà chuyên môn, nhà tư vấn, người có trách nhiệm;

- Tự nghiên cứu văn bản.

Thông qua đó đại biểu Hội đồng nhân dân hiểu tinh thần, nội dung của những quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến vụ việc như: cơ

định quản lý nhà nước của chính quyền địa phương; giám sát việc lập và thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, v.v..

Trong từng nội dung, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cần xác định những công việc cụ thể cần giám sát.

d) Phương pháp giám sát

Những phương pháp để thực hiện giám sát rất đa dạng. Mỗi phương pháp có vai trò và ý nghĩa riêng. Khi sử dụng mỗi phương pháp cũng cần có kỹ năng và cả nghệ thuật nhất định. Những phương pháp thường được sử dụng là:

- Nghiên cứu tài liệu;

- Lắng nghe, thu thập ý kiến; - Hỏi ý kiến các nhà chuyên môn; - Quan sát, khảo sát thực tiễn.

4.3. Phân tích tính hợp pháp và tính hợp lý của vụ việc lý của vụ việc

Muốn thực hiện tốt hoạt động giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân cần phân tích tính hợp pháp và tính hợp lý của vụ việc. Để làm được điều này cần thực hiện các công việc sau:

a) Phân tích vụ việc

Vụ việc được xem xét cần phải được phân tích một cách kỹ càng để hiểu được bản chất của vụ việc. Muốn phân tích kỹ vụ việc cần phải:

- Thu thập được đầy đủ những tài liệu liên quan, sau đó tiến hành nghiên cứu kỹ những tài liệu đó (để đại biểu Hội đồng nhân dân tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn).

- Trong quá trình nghiên cứu những tài liệu liên quan có thể đại biểu Hội đồng nhân dân chưa hiểu biết hết nội dung của vụ việc do:

+ Họ không thể tinh thông mọi lĩnh vực chuyên môn;

+ Tài liệu về vụ việc có thể chưa đầy đủ, chưa cụ thể.

Do vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân cần: tiếp tục thu thập những tài liệu cần thiết liên quan; hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn, chuyên gia; tiếp tục lắng nghe ý kiến của nhân dân, của các cán bộ, công chức xã; có những vụ việc đại biểu Hội đồng nhân dân đi khảo sát thực tiễn.

- Tổng hợp tất cả những điều đó, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể hiểu kỹ về nội dung, bản chất của vụ việc.

b) Tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan

Đại biểu Hội đồng nhân dân cần tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan bằng cách:

- Thông qua nhà chuyên môn, nhà tư vấn, người có trách nhiệm;

- Tự nghiên cứu văn bản.

Thông qua đó đại biểu Hội đồng nhân dân hiểu tinh thần, nội dung của những quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến vụ việc như: cơ

sở của quy định pháp luật; từ ngữ của quy định pháp luật; tính lôgích của quy định trong sự tương quan với quy định khác; ý nghĩa của quy định pháp luật.

c) Tìm hiểu tính hợp lý của vụ việc

Bên cạnh những vụ việc vừa có tính hợp pháp, vừa có tính hợp lý còn có những vụ việc không có tính hợp pháp nhưng lại có tính hợp lý. Nguyên nhân của tình trạng này là do có những văn bản, quy định pháp luật không phù hợp với thực tế cuộc sống nhưng chưa được sửa đổi, huỷ bỏ hoặc thay thế bằng văn bản khác, quy định khác. Trong trường hợp này rất cần có sự phân tích tính hợp lý của vụ việc để có cái nhìn toàn diện về vụ việc nhằm xác định trách nhiệm của đối tượng giám sát một cách hợp lý và hợp tình.

Khi xác định tính hợp lý của vụ việc thì tiêu chí để xác định là:

- Phù hợp với sự phát triển khách quan của xã hội;

- Mang lại lợi ích cần thiết cho xã hộị

Để thực hiện điều này, người phân tích cần có sự nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện không chỉ về hiện tại, trực tiếp đối với vụ việc đang xem xét mà còn cả trong quá khứ cũng như xu thế vận động, phát triển trong tương laị

d) Đối chiếu vụ việc với các quy định pháp luật liên quan

Đây là giai đoạn để trực tiếp xác định tính

đúng đắn, đặc biệt là những sai phạm của đối tượng giám sát để từ đó xác định trách nhiệm của đối tượng giám sát. Khi đối chiếu vụ việc với quy định pháp luật cần:

- Đối chiếu từng nội dung cụ thể của vụ việc với những quy định cụ thể của pháp luật;

- Ngoài những nội dung đã đúng luật, có hiệu quả, cần chú trọng đặc biệt đến những nội dung sai phạm hoặc yếu kém;

- Trích dẫn quy định đã bị sai phạm;

- Tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những sai phạm, yếu kém đó;

- Xác định những hậu quả, tác động của những sai phạm, yếu kém đó gây ra cho xã hộị

Như vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xác định những sai phạm, yếu kém (không thực hiện được, thực hiện không đúng kế hoạch đã đề rạ Ví dụ thực hiện không đúng theo dự toán ngân sách đã phê duyệt). Tiếp theo đại biểu Hội đồng nhân dân cần lựa chọn những vấn đề bức xúc nhất, cần thiết nhất để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và có biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 49 - 51)