Phản ánh với đối tượng giám sát

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 51 - 53)

- Chi phí đầu tư hết toàn bộ ngân sách được cấp;

4. Quy trình giám sát

4.4. Phản ánh với đối tượng giám sát

Để hoạt động giám sát có hiệu quả, đại biểu Hội đồng nhân dân cần tranh thủ ý kiến của các bộ phận có liên quan để được giải trình, giải thích về những việc mà cán bộ, công chức hoặc nhân

sở của quy định pháp luật; từ ngữ của quy định pháp luật; tính lôgích của quy định trong sự tương quan với quy định khác; ý nghĩa của quy định pháp luật.

c) Tìm hiểu tính hợp lý của vụ việc

Bên cạnh những vụ việc vừa có tính hợp pháp, vừa có tính hợp lý còn có những vụ việc không có tính hợp pháp nhưng lại có tính hợp lý. Nguyên nhân của tình trạng này là do có những văn bản, quy định pháp luật không phù hợp với thực tế cuộc sống nhưng chưa được sửa đổi, huỷ bỏ hoặc thay thế bằng văn bản khác, quy định khác. Trong trường hợp này rất cần có sự phân tích tính hợp lý của vụ việc để có cái nhìn toàn diện về vụ việc nhằm xác định trách nhiệm của đối tượng giám sát một cách hợp lý và hợp tình.

Khi xác định tính hợp lý của vụ việc thì tiêu chí để xác định là:

- Phù hợp với sự phát triển khách quan của xã hội;

- Mang lại lợi ích cần thiết cho xã hộị

Để thực hiện điều này, người phân tích cần có sự nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện không chỉ về hiện tại, trực tiếp đối với vụ việc đang xem xét mà còn cả trong quá khứ cũng như xu thế vận động, phát triển trong tương laị

d) Đối chiếu vụ việc với các quy định pháp luật liên quan

Đây là giai đoạn để trực tiếp xác định tính

đúng đắn, đặc biệt là những sai phạm của đối tượng giám sát để từ đó xác định trách nhiệm của đối tượng giám sát. Khi đối chiếu vụ việc với quy định pháp luật cần:

- Đối chiếu từng nội dung cụ thể của vụ việc với những quy định cụ thể của pháp luật;

- Ngoài những nội dung đã đúng luật, có hiệu quả, cần chú trọng đặc biệt đến những nội dung sai phạm hoặc yếu kém;

- Trích dẫn quy định đã bị sai phạm;

- Tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những sai phạm, yếu kém đó;

- Xác định những hậu quả, tác động của những sai phạm, yếu kém đó gây ra cho xã hộị

Như vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xác định những sai phạm, yếu kém (không thực hiện được, thực hiện không đúng kế hoạch đã đề rạ Ví dụ thực hiện không đúng theo dự toán ngân sách đã phê duyệt). Tiếp theo đại biểu Hội đồng nhân dân cần lựa chọn những vấn đề bức xúc nhất, cần thiết nhất để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và có biện pháp xử lý.

4.4. Phản ánh với đối tượng giám sát

Để hoạt động giám sát có hiệu quả, đại biểu Hội đồng nhân dân cần tranh thủ ý kiến của các bộ phận có liên quan để được giải trình, giải thích về những việc mà cán bộ, công chức hoặc nhân

dân nêu rạ Trên cơ sở những tài liệu mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã thu thập, nghiên cứu kỹ, đại biểu Hội đồng nhân dân cần phản ánh cho đối tượng giám sát thấy trách nhiệm của đối tượng giám sát.

Trách nhiệm do đối tượng giám sát không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến những tình trạng không thực hiện được kế hoạch đã đề rạ Trong trường hợp này, đối tượng giám sát không vi phạm pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm do không hoàn thành nhiệm vụ được giaọ Đối tượng giám sát cần giải trình rõ để xác định những nguyên nhân của tình trạng không thực hiện được kế hoạch đề rạ Những nguyên nhân đó có thể là:

- Nguyên nhân khách quan: do tác động của các yếu tố bên ngoàị

- Nguyên nhân chủ quan: do năng lực của đối tượng giám sát hạn chế hoặc yếu kém; do đối tượng giám sát chưa sát sao trong việc thực hiện nhiệm vụ; do ý thức trách nhiệm của đối tượng giám sát chưa caọ

Qua đó đối tượng giám sát tự xác định tính đúng, sai và nhận rõ trách nhiệm của mình để xảy ra tình trạng yếu kém, không thực hiện được kế hoạch đã đề ra và phải có biện pháp khắc phục, giải quyết tình trạng này để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Từ đó, đại biểu Hội đồng nhân dân đưa ra những nhận định, đánh giá để kiến nghị với người có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)