Đối tượng tham vấn

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 121 - 123)

- Chi phí đầu tư hết toàn bộ ngân sách được cấp;

5. Đối tượng tham vấn

Những “người đại diện” và những người có đóng góp nhất định vào các quyết định hình thành nên nhóm dân số cần được tham vấn. Những người đại diện có thể chia thành hai loại là những người đại diện trực tiếp bị ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp, và những người đại diện gián tiếp có lợi ích ít trực tiếp và ít ngay lập tức. Những người đại diện này lại có thể chia thành những người đại diện trong địa phương và những người đại diện ngoài địa phương.

- Những người đại diện địa phương: là những người dân cư trú trong cộng đồng thuộc phạm vi tham vấn được thực hiện. Họ là những người đại

những gia đình mà hầu như chắc chắn cần thu hút họ tham gia đầy đủ.

- Sự phân cực, các suy đoán, lòng tin trong các mối quan hệ: Nhiều quá trình tham vấn thực sự hình thành các quan điểm trái ngược nhaụ Do vậy nhà quản lý khó thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhóm lợi ích khác nhaụ Việc tiếp cận một trong số họ có thể làm nhà quản lý bị chỉ trích trong con mắt của những nhóm người khác.

Những suy đoán của người dân về những ý định của nhà quản lý và sự tin cậy đối với nhà quản lý cũng sẽ tuỳ thuộc vào kinh nghiệm trước đây của họ.

4. Phong cách tham vấn

Khi nhà quản lý mong muốn có được sự đồng thuận giữa các nhóm lợi ích khác nhau, thì việc lựa chọn phong cách tham vấn có ảnh hưởng sâu rộng. Vì vậy, khi lập kế hoạch tham vấn nhà quản lý cần trả lời những câu hỏi dưới đây:

Ai là người có lợi ích?

Bao nhiêu người trong họ sẽ tham giả

Sự tham gia của họ sẽ có ý nghĩa như thế nàỏ Những quá trình nào nhà quản lý sẽ sử dụng để tạo ra sự đồng thuận?

Các quá trình đó sẽ là quá trình đồng thuận hay đối lập?

Thực tiễn cho thấy, quá trình tham vấn thu

hút được càng nhiều người có lợi ích tham gia thì càng khả thị Đồng thời, quá trình đồng thuận và giao tiếp trực diện sẽ tạo ra sự tin cậy, hiểu biết và đồng thuận.

Phong cách tham vấn thích hợp là phong cách mà:

- Cung cấp sự tiếp cận tối đa,

- Thông qua các nhóm trực diện hỗn hợp, - Hướng tới quyền ra quyết định thực sự, - Sử dụng các quá trình không đối lập.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể và sự ưu tiên của mình nhà quản lý có thể chọn các phương pháp tiếp cận khác nhaụ

5. Đối tượng tham vấn

Những “người đại diện” và những người có đóng góp nhất định vào các quyết định hình thành nên nhóm dân số cần được tham vấn. Những người đại diện có thể chia thành hai loại là những người đại diện trực tiếp bị ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp, và những người đại diện gián tiếp có lợi ích ít trực tiếp và ít ngay lập tức. Những người đại diện này lại có thể chia thành những người đại diện trong địa phương và những người đại diện ngoài địa phương.

- Những người đại diện địa phương: là những người dân cư trú trong cộng đồng thuộc phạm vi tham vấn được thực hiện. Họ là những người đại

diện trực tiếp, luôn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định, và mong muốn được tham giạ Họ cũng luôn luôn là những người đại diện phát biểu hoặc yêu cầu được phát biểụ

Nếu cuộc tham vấn có nhiều vấn đề cần giải quyết, thì nhà quản lý cần xác định lại những người đại diện địa phương phù hợp cho từng quyết định trong một quá trình tham vấn. Theo cách này, những người gần như bị ảnh hưởng trực tiếp được tham gia đầy đủ hơn.

- Những người có lợi ích ngoài địa phương: là những người không cư trú ở địa phương nhưng có một số đóng góp trực tiếp vào vấn đề. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, nhà quản lý có thể mời họ tham gia tham vấn. Nói chung, nhà quản lý cần thu hút những người có lợi ích địa phương vào sự tương tác trực diện với những người có lợi ích ngoài địa phương. Trong thực tế, điều này có thể là cách duy nhất để bảo đảm rằng các lợi ích của người ngoài địa phương trong một chừng mực nào đó được tính tớị

- Các chuyên gia: là những người có kinh nghiệm kỹ thuật hoặc chuyên môn về các lĩnh vực phù hợp. Một số chuyên gia được tham gia với tư cách là người có lợi ích địa phương. Ví dụ các công chức chuyên môn cấp xã.

- Những người có lợi ích được bảo đảm khác: Quan trọng nhất là những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, họ là các nhà hoạt động

cộng đồng. Họ là những người có đóng góp giá trị nếu họ được mời tham gia, bởi vì họ thường có những thông tin tốt, có kỹ năng tổ chức tốt và có hiểu biết tuyệt vời về các mạng lưới cộng đồng. Tuy nhiên, nhà quản lý cần xác định thời điểm thiết lập các mối quan hệ với họ.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)