Nguyên tắc thực hiện tham vấn cộng đồng

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 111 - 113)

- Chi phí đầu tư hết toàn bộ ngân sách được cấp;

3. Nguyên tắc thực hiện tham vấn cộng đồng

Để phát huy thực sự tác dụng của việc tham vấn cộng đồng, trong quá trình thực hiện cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Cộng đồng luôn cùng tham gia và chia sẻ: Người dân vừa là đối tượng tác động, vừa là chủ thể để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, do vậy người dân phải là đối tượng chủ yếu được cung cấp thông tin và tham gia chia sẻ các sáng kiến trong lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động đã lên kế hoạch.

- Bình đẳng trong tham gia: Mọi tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân hay nhóm người, nam hay nữ đều có quyền bình đẳng trong tham gia vì phát triển cộng đồng nói chung. Tất cả các ý kiến đưa ra đều quan trọng như nhau, không phân biệt địa vị, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, v.v..

- Các thông tin số liệu mang tính cảm quan: Để giúp người dân dễ dàng trao đổi và vượt qua các e ngại thì các thông tin số liệu mà người dân đưa ra không nên yêu cầu là phải tuyệt đối chính xác, chủ yếu là theo cảm quan của họ giúp để so sánh, để mọi người thấy được bản chất hay nguyên nhân của vấn đề.

- Mềm dẻo, linh hoạt: Để lựa chọn hình thức tham vấn phù hợp với từng nhóm đối tượng, cần thiết phải linh hoạt trong việc thay đổi chủ đề một cách hợp lý, thay đổi phương pháp cũng như kết

chung của chính quyền như lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập và thực hiện các dự án đầu tư công trình công cộng và những tác động và lợi ích có thể thu được từ những việc đó;

- Cho phép chính quyền địa phương nhận thấy và thể hiện được những nhu cầu chính đáng của cộng đồng ngay từ đầu và giúp chính quyền xác định được các hoạt động cần thiết trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có;

- Bảo đảm tính đúng đắn của các quyết định do chính quyền ban hành thông qua việc kết hợp chặt chẽ kiến thức cộng đồng địa phương, những quan điểm và quan tâm của người dân trong quá trình xây dựng và ra quyết định;

- Thúc đẩy sự tin tưởng của cộng đồng trong việc quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội thông qua việc bảo đảm cho người dân tham gia thảo luận minh bạch và cởi mở các vấn đề chung của địa phương, từ đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm và phát huy được tinh thần dân chủ của nhân dân địa phương đối với sự phát triển của địa phương;

- Bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và vận hành một cách hiệu quả các dự án đầu tư công trong một môi trường cộng đồng địa phương ủng hộ, không chỉ cho những hoạt động hiện tại mà còn duy trì sự phát triển trong tương laị

3. Nguyên tắc thực hiện tham vấn cộng đồng

Để phát huy thực sự tác dụng của việc tham vấn cộng đồng, trong quá trình thực hiện cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Cộng đồng luôn cùng tham gia và chia sẻ: Người dân vừa là đối tượng tác động, vừa là chủ thể để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, do vậy người dân phải là đối tượng chủ yếu được cung cấp thông tin và tham gia chia sẻ các sáng kiến trong lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động đã lên kế hoạch.

- Bình đẳng trong tham gia: Mọi tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân hay nhóm người, nam hay nữ đều có quyền bình đẳng trong tham gia vì phát triển cộng đồng nói chung. Tất cả các ý kiến đưa ra đều quan trọng như nhau, không phân biệt địa vị, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, v.v..

- Các thông tin số liệu mang tính cảm quan: Để giúp người dân dễ dàng trao đổi và vượt qua các e ngại thì các thông tin số liệu mà người dân đưa ra không nên yêu cầu là phải tuyệt đối chính xác, chủ yếu là theo cảm quan của họ giúp để so sánh, để mọi người thấy được bản chất hay nguyên nhân của vấn đề.

- Mềm dẻo, linh hoạt: Để lựa chọn hình thức tham vấn phù hợp với từng nhóm đối tượng, cần thiết phải linh hoạt trong việc thay đổi chủ đề một cách hợp lý, thay đổi phương pháp cũng như kết

hợp hay áp dụng xen kẽ nhau và không nhất thiết phải theo một trình tự bắt buộc.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở: Phần 1 (Trang 111 - 113)