Tình hình hoạt động kinhdoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 56 - 58)

Bảng 2.1. Chỉ số tài chính cơ bản 2012-2016

Đơn vị tính: tỷ VND

2012 2013 2014 2015 2016

MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tổng tài sản 414.488 468.994 576.996 674.395 788.169 Vốn chủ sở hữu 41.547 42.386 43.473 45.172 49.151 Tổng dƣ nợ TD/TTS 58,19% 58,49% 56,04% 57,4% 58,5% Thu nhập ngoài lãi thuần 4.140 4.725 5.295 5.749 6.378 Tổng chi phí hoạt động -6.013 -6.244 -6.849 -8.306 -9.980 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

9.068 9.263 10.436 12.896 14.928

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -3.303 -3.520 -4.591 -6.068 -6.410 CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ

ROAE 2,93% 2,55% 2,35% 2,58% 2,64% ROAE 12,61% 10,33% 10,76% 12,03% 14,50% ROAA 1,13% 0,99% 0,88% 0,85% 0,94% CHỈ TIÊU AN TOÀN Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/huy động vốn 79,34% 80,62% 75,92% 76,74% 78,05% Tỷ lệ nợ xấu 2,40% 2,73% 2,31% 1,84% 1,48% Hệ số an toàn vốn CAR 14,63% 13,13% 11,61% 11,04% 10.82%

Nguồn: Báo cáo thương niên năm 2015 và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016

Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu tăng khá nhanh: tổng tài sản đạt 788.169 tỷ đồng, tăng 16,87% so với năm 2015 và xếp thứ 3 trong ngành ngân hàng sau BIDV và Vietinbank; vốn chủ sở hữu đạt 49.151 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm 2015, trong đó lợi nhuận chƣa phân phối đạt 12.961 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1. Top 5 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất 2016

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016

Huy động vốn tăng trƣởng bền vững; điều hành lãi suất linh hoạt, nhạy bén; nâng cao hơn hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn. Năm 2016, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 590,4 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2015; tốc dộ tăng trƣởng bình quân đạt 21,1% trong giai đoạn 2012 đến 2016. Cơ cấu tiền gửi hiện tại là khách hàng bán buôn chiếm 37,5% và khách hàng bán lẻ (cá nhân và DNNVV) chiếm 62,5%, phù hợp với chiến lƣợc đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của Vietcombank. Lợi thế từ nguồn vốn giá rẻ: tiền gửi không kỳ hạn chiếm gần 28%.

Tín dụng tăng trƣởng ngay từ đầu năm và cao nhất trong 5 năm trở lại đây, cao hơn so với mức tăng toàn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hƣớng; dƣ nợ tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ƣu tiên có tăng trƣởng cao và chất lƣợng tín dụng tốt của các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, dƣ nợ trung dài hạn chiếm gần 44% tổng dƣ nợ, và có khoảng 50% tổng dƣ nợ đƣợc đảm bảo bằng tài sản. Năm 2016, dƣ nợ tín dụng đạt 460,8 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 17,1% trong giai đoạn 2012 đến 2016. Tín dụng tăng khá ở tổ chức kinh tế (11,5%) và DNNVV (24,8%), tăng cao ở thể nhân (50,4%). Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định hƣớng của Vietcombank. Theo đó, tỷ trọng dƣ nợ thể nhân ở mức 25,3%, dƣ nợ DNNVV ở mức 9,6% và dƣ nợ bán buôn ở mức 65,2% tổng dƣ nợ.

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu cho vay khách hàng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016

Bên cạnh đó, Vietcombank đƣợc đánh giá là có chất lƣợng tài sản tốt và cơ sở vốn vững chắc với Tỷ lệ nợ xấu (NPL) dƣới 2% (năm 2016 là 1,48%) và Hệ số an toàn vốn (CAR) lớn hơn 10% (năm 2016 là 10,79%). Vietcombank còn dẫn đầu thị trƣờng về cung cấp dịch vụ tài trợ thƣơng mại (chiếm thị phần 15,5%), thanh toán quốc tế (54 tỷ USD) cũng nhƣ là thị trƣờng kinh doanh ngoại tệ Việt Nam (60,4 tỷ USD).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)