Cơ hội (Opportunities)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

Thứ nhất, tỷ lệ ngƣời sử dụng thanh toán điện tử ngày càng tăng.

Vừa qua, nghiên cứu thị trƣờng về thái độ thanh toán của ngƣời tiêu dùng tại các quốc gia Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam do tổ chức Visa phối hợp với Toluna thực hiện từ tháng 10/2016 dựa trên mẫu 500 ngƣời ở mỗi thị trƣờng (tuổi từ 18 trở lên và thu nhập trên 5 triệu đồng) cho thấy tại

Việt Nam, có tới 62% ngƣời tham gia trả lời cho biết họ thích thanh toán điện tử hơn cách thức truyền thống thông thƣờng (Lệ Chi 2017). Nhƣ vậy, mức độ tin dùng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 8% so với năm 2015 và ngƣời dân bắt đầu đón nhận các sản phẩm ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại nhiều hơn. Bên cạnh đó, khảo sát còn cho thấy ngƣời Việt có xu hƣớng mang ít tiền mặt trong ví hơn khi 29% ngƣời trả lời cho biết họ mang tiền mặt trong ngƣời ít hơn 5 năm về trƣớc. Khi đƣợc hỏi nguyên nhân, đa số câu trả lời là do họ sử dụng thẻ nhiều hơn (59%) và lo lắng về vấn đề an toàn khi mang tiền mặt (56%). Đây chính là cơ hội cho Vietcombank tiếp tục cải thiện kênh phân phối hiện đại và đƣa ra các kênh phân phối mới.

Thứ hai, cơ cấu dân số trẻ, có khả năng tiếp cận công nghệ mới.

Tuy còn một số tranh luận nhƣng hầu hết các báo báo đều thống nhất rằng Việt Nam có nhiều lợi thế về mặt dân số. Điển hình, Bộ phận thống kê ASEAN (ASEANstats) thuộc Ban thƣ ký ASEAN đã phát đi thông cáo báo chí cho biết Việt Nam năm 2014 có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm 69,4% tổng dân số, tỷ lệ dân số phụ thuộc (dƣới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) chiếm 30,6%. Với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hơn gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" (Quốc Hùng 2015). Nhƣ vậy, Việt Nam đƣợc xem là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ cao, có khả năng tiếp cận CNTT, cập nhật những xu hƣớng mới. Do đó, Vietcombank có thể thiết kế và phát triển những sản phẩm áp dụng CNTT mang dấu ấn riêng cho giới trẻ.

Thứ ba, thị trƣờng NHBL còn rất tiềm năng.

Thị trƣờng NHBL rất tiềm năng vì mới chỉ có khoảng 30% ngƣời dân có tài khoản tại ngân hàng (Cấn Văn Lực 2015). Hiện tại mức sống của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao, kéo theo sự tăng lên của nhu cầu tài chính. Nhƣ vậy, dịch vụ NHBL tại Việt Nam hiện đƣợc xem là thị phần tiềm năng của các ngân hàng. Có cùng ý kiến, ông Huỳnh Song Hào (2015), Giám đốc Khối bán lẻ Vietcombank còn cho biết tỷ trọng mảng bán lẻ mới chỉ chiếm khoảng 20% vào tổng doanh thu trong hoạt động ngân hàng Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu cho lĩnh vực này chỉ chiếm 0,25% nợ chung. Đây sẽ là lĩnh vực chiến lƣợc của Vietcombank trong thời gian sắp tới, với mục tiêu

Thứ tư, sự quan tâm của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016, về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020”nhằm tạo thêm lực đẩy giúp thƣơng mại điện tử (TMĐT) Việt Nam phát triển. Theo Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thƣơng, chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị trung bình 350 USD/ngƣời/năm; doanh số TMĐT B2C (doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng) tăng 20%, đạt 10 tỷ USD và chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nƣớc. Với sự tăng trƣởng mạnh mẽ về ngƣời dùng điện thoại thông minh nhƣ hiện nay, TMĐT di động cũng sẽ trở thành xu hƣớng chủ đạo trong 5 năm tới.

Ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không đùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. Nhà nƣớc ƣu tiên phát triển thanh toán áp dụng CNTT để hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lạm phát, tạo thói quen tiêu dùng không sử dụng tiền mặt cho ngƣời dân,… Chính phủ đã có những quy định và chính sách hạn chế tiền mặt trong lƣu thông nhƣ thực hiện chi trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản ngân hàng, thu phí công, thuế điện tử, khuyến khích ngƣời dân mua sắm qua thẻ thanh toán của các ngân hàng,…

Cũng trong Diễn đàn thanh toán điện tử -VEPF 2016, các đại diện của Chính phủ, Vụ thanh toán NHNN, Cục Thƣơng mại điên tử - Bộ Công Thƣơng, Tổng cục đƣờng bộ, các NHTM cùng thảo luận về các phƣơng pháp và đƣa ra kiến nghị trong thanh toán điện tử, đặc biệt là thu phí giao thông (VnExpress 2016). Dù tranh luận song các bên vẫn đi tới thống nhất, cần có sự tích hợp, liên thông để ngƣời dân có thể sử dụng một thẻ thanh toán duy nhất cho mọi loại hình giao dịch điện tử. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngân hàng trong việc phát triển CNTT để cung cấp dịch vụ liên thông với thanh toán ngân hàng, nhƣng phải làm sao để đảm bảo đƣợc sự tƣơng thích của công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)