Trong bối cảnh hội nhập, môi trƣờng cạnh tranh càng trở nên khốc liệt nên đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những chiến lƣợc toàn diện để nâng cao khả năng cạnh
tranh. Và điều đó bao gồm rất nhiều hành động mang tính chiến lƣợc nhƣ nâng cao năng lực tài chính, đầu tƣ công nghệ mới, nâng cao năng lực quản trị và quản lý rủi ro, thực hiện các chính sách quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu ngân hàng.
Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng có thể thực hiện theo một số cách sau: phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu bán cho nhân viên cổ đông hiện hữu, công nhân viên, đối tác chiến lƣợc hoặc công chúng; sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn bằng cách chỉ chi trả cổ tức ở tỷ lệ thấp; bán cổ phiếu hoặc trái phiếu với gái cao hơn mệnh giá để tạo chênh lệch;…
Các ngân hàng phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kênh phân phối hiện đại đƣợc đƣa ra bởi NHNN. Những nguyên tắc đƣợc xây dựng dựa trên bộ nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động kênh phân phối hiện đại do tổ chức ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đƣa ra vào năm 2003. Về cơ bản, các ngân hàng cần phải thực hiện quản lý rủi ro hoạt động kênh phân phối hiện đại ở cả bốn khía cạnh: quản lý rủi ro trong nội bộ, quản lý rủi ro trong giao dịch với khách hàng, quản lý rủi ro đối với bên thứ ba, quản lý rủi ro trong trƣờng hợp xảy ra sự cố (Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006). Vietcombank cũng không nằm ngoài khuôn khổ này. Bên cạnh đó, Vietcombank cần tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro trong nội bộ. Thực hiện phân quyền sử dụng, kiểm soát dữ liệu, tiến trình giao dịch hệ thống kênh phân phối hiện đại để có thể giám sát chặt chẽ các quy trình nhằm ngăn chặn truy cập trái phép từ bên trong và bên ngoài hệ thống kênh phân phối hiện đại. Bên cạnh đó cần phải nâng cao việc quản lý phân quyền và trách nhiệm đối với từng cá nhân chặt chẽ và cụ thể hơn. Xây dựng quy trình, quy chuẩn trong hoạt động kênh phân phối hiện đại và tuân thủ nghiêm túc để tránh tình trạng làm việc tùy tiện dẫn đến sai sót hay không thể truy vết giao dịch.