Thách thức (Threats)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 73 - 75)

Thứ nhất, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực NHBL.

Hầu hết các ngân hàng trong nƣớc hiện nay đang hƣớng tới mô hình ngân hàng đa năng và hiện đại, nên tập trung vào NHBL khá nhiều vì sự tiềm năng của phân khúc này. Song song đó, ngày càng nhiều các ngân hàng nƣớc ngoài bắt đầu tấn công ồ ạt thị trƣờng bán lẻ tại Việt Nam với những ƣu thế vƣợt trội. Điều đó làm cho áp lực môi trƣờng cạnh tranh ngày càng tăng, đối thủ cạnh tranh ngày càng có các hoạt động kinh doanh đa dạng và mạnh về tăng trƣởng thị phần cũng nhƣ các nguồn lực hoạt động. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và có thể đổi sang lựa chọn dịch vụ của ngân hàng khác.

Các ngân hàng nƣớc ngoài với lợi thế vốn lớn, nhân viên đạt trình độ kĩ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý lâu năm, chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng và cụ thể trong thời gian dài,… sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong nƣớc trong việc tranh giành thị phần trong nƣớc. Hơn nữa, một thực tế không thể phủ nhận là các ngân hàng nƣớc ngoài đang dần dần có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTM trong nƣớc khi ngƣời dân Việt Nam ngày càng có trình độ dân trí cao hơn, muốn có thu nhập cao hơn, họ sẽ hƣớng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân khúc khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các ngân hàng nƣớc ngoài.

Đứng trƣớc thách thức đó đòi hỏi Vietcombank cần có những biện pháp thúc đẩy nâng cao chất lƣợng SPDV và kênh phân phối của mình nhƣ nhanh chóng xây dựng chiến lƣợc chiến thuật thích hợp để có thể đảm bảo cho quá trình cạnh tranh đƣợc thành công mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam; đầu tƣ mạnh cho các hoạt động phát triển mạng lƣới dựa trên đầu tƣ công nghệ, đầu tƣ lắp đặt hệ đa dạng hoá dịch vụ, cải tiến trang thiết bị,… Bên cạnh đó Vietcombank cần phải có các chiến dịch, chƣơng trình quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng nhiều hơn nữa để nâng cao vị thế và hình ảnh của mình trên thị trƣờng.

Thứ hai, sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong bối cảnh hội nhập đầy cạnh tranh.

Do đặc trƣng nghề nghiệp, đội ngũ nhân lực ngành tài chính ngân hàng phải là nguồn nhân lực chất lƣợng cao với trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng ngoại ngữ, tin học tốt, khả năng tiếp thu và sử dụng đƣợc các sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc coi là yếu tố then chốt để đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Đây là một thách thức rất lớn của các NHTM Việt Nam hiện nay, bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế (theo TS. Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam cho biết tại hội thảo "Chất lƣợng nguồn nhân lực tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập" tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29/10/2016). Mặt khác, các NHTM Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài. Khu vực tài chính ngân hàng luôn diễn ra chu trình di chuyển lao động khá khắc nghiệt và trong chu trình đó tất yếu sẽ diễn ra việc dịch chuyển nhân lực chất lƣợng cao giữa các NHTM trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, thậm chí sang các nƣớc trong khu vực nếu không có chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài.

Thứ ba, áp lực về việc tăng cƣờng an ninh, bảo mật thông tin cho chính Vietcombank và khách hàng sử dụng kênh phân phối hiện đại.

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ và mức độ phức tạp ngày càng tăng có thể dẫn đến khả năng không kiểm soát nổi hệ thống CNTT, làm tăng số điểm yếu và nguy cơ mất an toàn của hệ thống. Các nguy cơ này ngày càng tăng đã và đang đe doạ ngành ngân hàng nhƣ các thiệt hại về tài chính do các giao dịch giả mạo, do bị gián đoạn giao dịch và quan trọng hơn cả là ảnh hƣởng đến hình ảnh cũng nhƣ uy tín của ngân hàng. Trong khi đó, các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng vẫn phải liên tục mở rộng dịch vụ, kênh phân phối hiện đại trong môi trƣờng đầy cạnh

tế, ngày càng nhiều các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng công nghệ của ngân hàng, nên các ngân hàng phải đầu tƣ vào an ninh mạng, nâng cao bảo mật của các ứng dụng và trang web mà khách hàng sử dụng, thực hiện các phƣơng pháp xác thực an toàn hơn, bảo vệ ATM khỏi các mã độc.

Thứ tư, môi trƣờng pháp lý chƣa thật sự ổn định.

Mặc dù NHNN đã có những đề án phát triển và ứng dụng CNTT vào các SPDV và kênh phân phối đối với lĩnh vực ngân hàng, nhƣng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chƣa hoàn chỉnh, chƣa đồng bộ, chƣa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kênh phân phối hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)