Mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69 - 70)

Hiện nay tại Việt Nam, mạng xã hội Facebook đang rất phát triển. Theo số lƣợng thống kê mới đây nhất của Facebook (2016) thì Việt Nam có khoảng 30 triệu ngƣời dùng thƣờng xuyên trên Facebook mỗi tháng, cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình trên toàn cầu, và con số này còn tăng trƣởng mỗi ngày. Nhƣ vậy với dân số hơn 90 triệu dân thì 1/3 dân số Việt Nam biết đến mạng xã hội Facebook, nên các NHTM đã tạo tài khoản và xem mạng xã hội nhƣ kênh tiếp nhận và lắng nghe phản hồi từ khách hàng, một phần trong chiến lƣợc tổng thể về hoạt động điều hành mạng xã hội, đổi mới phƣơng thức kinh doanh của ngân hàng, có thể kể đến Vietcombank, BIDV, VIB,… Hiện nay, trên trang chủ của Vietcombank ở Facebook, các khách hàng có thể đánh giá dịch vụ của ngân hàng với mức độ hài lòng từ không hài lòng đến rất hài lòng tƣơng ứng 1 đến 5 sao. Từ đó Vietcombank có thể phần hồi và ghi nhận để rút kinh nghiệm, điều chỉnh chất lƣợng dịch vụ kịp thời. Tuy nhiên, trong giai đoạn Vietcombank đối mặt với việc khách hàng bị mất tiền trong tài khoản vào cuối năm 2016, một số khách hàng quá khích đã khiếu nại và nghi ngờ khả năng bảo mật của Vietcombank trên Facebook. Nhân viên phụ trách lại có đôi lời qua lại trên mạng xã hội với khách hàng, làm ảnh hƣởng đến hình ảnh và

uy tín của chính Vietcombank. Đây không phải là cách giải quyết thông minh và khéo léo.

Để thu hút khách hàng, các ngân hàng còn đƣa ra các cuộc thi, trò chơi nhỏ trên trang mạng xã hội của mình, khách hàng có thể trúng thƣởng quà tặng của ngân chỉ bằng vài cú kích chuột. Nhân kỷ niệm 52 năm ngày thành lập, Vietcombank đã mở trò chơi nhỏ - trò chơi nhỏ “Chọn số trúng quà” trên trang Facebook của ngân hàng. Các thành viên chỉ cần thích trang chủ của ngân hàng, thay đổi hình ảnh đƣợc cho sẵn trên Facebook cá nhân của ngƣời dùng, chia sẻ bài viết là đã có cơ hội nhận quà từ Vietcombank. Nhƣ vậy, khoảng cách giữa ngân hàng và ngƣời tiêu dùng sẽ gần hơn.

Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận ý kiến khách hàng và quảng bá sản phẩm tới khách hàng, các ngân hàng khác còn tận dụng lợi thế của mạng xã hội để mở rộng hoạt động của mình. Ví dụ nhƣ VIB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam tiến hành tuyển dụng qua Facebook, bằng 3 bƣớc đơn giản: truy cập vào Facebook của VIB, kích chuột vào phần lựa chọn công việc ứng tuyển và đăng ký tuyển dụng. Bên cạnh đó, mạng xã hội dần trở thành nơi cung cấp SPDV của ngân hàng đến khách hàng. Điển hình, năm 2014 Techcombank triển khai tính năng mới của mobile banking - F@st Mobile là dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội Facebook và Google+ với sự hợp tác của Fastacash Singapore. Đây là tính năng chuyển tiền sử dụng công nghệ Fastacash với giao diện năng động hiện đại cho phép ngƣời dùng chuyển tiền đến ngƣời nhận từ mạng xã hội hoặc danh bạ điện thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)