8. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Các phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay đang áp dụng
Hiện nay BIDV đang thực hiện quản trị DMCV kết hợp cả hai phƣơng pháp chủ động và thụ động. Trong đó phƣơng pháp quản trị DMCV chủ động ngày càng đƣợc chú trọng hơn và mang lại nhiều hiệu quả hơn.
2.3.1.1. Quản trị danh mục cho vay thụ động
Đây là phƣơng pháp quản trị cho vay đƣợc hình thành từ rất sớm, gắn liền với hoạt động cho vay của BIDV. Dựa vào kinh nghiệm cho vay trong lịch sử, BIDV lập ra kế hoạch cho vay định hƣớng cho năm tiếp theo, từ đó có chính sách cho vay cần thiết để đạt đƣợc kế hoạch đã đề ra. Một số ngành nghề BIDV ƣu tiên phát triển nhƣ xây dựng, công nghiệp, bán buôn... Tuy nhiên tính đa dạng hóa trong phƣơng thức quản trị DMCV này không cao, các chi nhánh có thể cho vay trùng lắp trong cùng một ngành, cùng một đối tƣợng khách hàng, kỳ hạn vay,...
Do BIDV là ngân hàng có vốn đầu tƣ Nhà nƣớc nên thƣờng đƣợc ủy thác cho vay hoặc chỉ định cho vay. Do đó đối với các món vay đƣợc chỉ định, BIDV thực hiện quản trị DMCV một cách thụ động.
Một số hình thức quản trị DMCV thụ động đang đƣợc BIDV áp dụng nhƣ cho vay theo kế hoạch tăng trƣởng dƣ nợ, không chú trọng đến DMCV, khách hàng vay ngẫu nhiên nhằm đạt đƣợc chỉ tiêu về quy mô dƣ nợ. Hoặc đẩy mạnh cho vay vào các ngành có lƣợng khách hàng dồi dào, nhu cầu vốn lớn để giảm bớt chi phí trong khâu tiếp thị, thẩm định và giám sát khoản vay.
2.3.1.2. Quản trị danh mục cho vay chủ động
Với xu hƣớng hội nhập và thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, BIDV từng bƣớc tiếp cận với các phƣơng pháp quản trị DMCV hiện đại. Việc cho vay không còn thực hiện một cách tự phát, thụ động mà thông qua kế hoạch đƣợc lập ra hằng năm và đƣợc Hội đồng quản trị xét duyệt. Quá trình từ khâu lập kế hoạch đến hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh DMCV đều đƣợc thực hiện nghiêm túc và mang tính tuân thủ cao. BIDV không ngừng đầu tƣ và nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực, kiểm soát viên, công cụ dự báo rủi ro danh mục theo hƣớng hiện đại và hội nhập. Năm 2016 BIDV thành lập Ban quản lý và vận hành dự án Basel, với nhiệm vụ trọng tâm là nghiêm cứu áp dụng thử nghiệm các phƣơng thức, thông lệ quản trị rủi ro tốt theo các chuẩn mực của ủy ban Basel.
Tuy nhiên BIDV mới dừng lại ở một số các công việc nhất định của phƣơng pháp quản trị DMCV theo hƣớng chủ động, chƣa có các mô hình định lƣợng cụ thể để đo lƣờng rủi ro tổn thất của DMCV, các công cụ kỹ thuật điều chỉnh DMCV còn chƣa đƣợc vận dụng một cách nhuần nhiễm.