8. Kết cấu của đề tài
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính
Đƣợc biết đến là ngân hàng đi đầu trong thực hiện các chƣơng trình cho vay theo chỉ định của chính phủ, là công cụ điều hành thị trƣờng tài chính, chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên không vì vậy mà hoạt động kinh doanh của BIDV phát triển chậm lại. Thực tế trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng của BIDV đạt đƣợc khá ấn tƣợng và vƣơn lên trở thành NHTM có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam hiện nay. Một số chỉ tiêu tài chính của BIDV qua các năm nhƣ sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của BIDV qua các năm từ 2010 đến 2016.
Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 Tổng tài sản 1,006,404 850,507 650,340 548,386 484,785 405,755 366,268 Tổng huy động vốn dân cƣ 726,022 564,693 440,472 338,902 303,060 240,508 244,701 Vốn chủ sở hữu 44,144 42,335 33,606 32,040 26,494 24,390 24,220 Lợi nhuận trƣớc thuế 7,709 7,473 6,297 5,290 4,325 4,220 4,625 CAR >9% >9% >9% >9% >9% >9% >9%
Về tổng tài sản:
Biểu đổ 2.1: Quy mô tổng tài sản 2016 của 25 NHTM Việt Nam
Nguồn: tác giả tự tính toán từ BCTC của các NHTM, ĐVT: ngàn tỷ
Cuối năm 2016, BIDV là NHTM đầu tiên của Việt Nam đạt đƣợc giá trị tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng. Để đạt đƣợc kết quả đó, BIDV không ngừng gia tăng quy mô tổng tài sản qua các năm, từ năm 2010 đạt 366.268 tỷ đồng đến năm 2016 đạt 1.006.404 tỷ đồng, tƣơng ứng quy mô tổng tài sản tăng lên 2,75 lần sau 6 năm, mức tăng trƣởng trung bình hằng năm là 25%. Cùng với tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản cao nhƣ vậy, BIDV đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng hằng năm của dƣ nợ tín dụng là 26% và huy động vốn là 28%.
Về lợi nhuận: Lợi nhuận trƣớc thuế của BIDV tăng trƣởng đều qua các năm,
tăng chậm nhất vào năm 2011 và tăng trƣởng ấn tƣợng nhất vào năm 2015, tốc độ tăng trƣởng trung bình qua các năm là 10%. Hệ số ROE tƣơng đối ổn định ở mức 15% qua các năm, trong khi đó hệ số ROA trung bình là 0,8% và có xu hƣớng giảm dần.
Biểu đồ 2.2: Đồ thị tốc độ phát triển quy mô của BIDV từ 2010-2016.
Nguồn: tác giả tự tính toán từ BCTC của BIDV
Nhìn vào đồ thị ta thấy tốc độ tăng trƣởng về quy mô của BIDV không đồng đều qua các năm. Năm 2011 tốc độ tăng trƣởng về vốn và tổng tài sản tƣơng đối thấp, thậm chí tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận còn bị âm so với năm 2010. Do năm 2011 nền kinh tế còn chịu nhiều ảnh hƣởng của cuộc hậu khủng hoảng tài chính nên quá trình tăng trƣởng quy mô của hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, BIDV cũng không ngoại lệ. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2010-2016, đạt 2,96%. Năm 2013 đánh dấu một năm kinh doanh ấn tƣợng của BIDV khi tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trƣớc thuế đều cao hơn tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản. Cụ thể trong năm 2013, tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản chỉ đạt 13%, trong khi tốc độ tăng trƣởng của vốn chủ sở hữu đạt 21% và tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế đạt 22%. Trong giai đoạn 2014- 2016, tốc độ tăng trƣởng quy mô của BIDV đạt đỉnh điểm vào năm 2015 khi ghi nhận sự tăng trƣởng cao của cả ba chỉ tiêu: tổng tài sản tăng 31%, vốn chủ sở hữu tăng 26% và lợi nhuận trƣớc thuế tăng 19%. Năm 2015 cũng là năm kinh tế vĩ mô phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 6,68%, cao hơn mục tiêu 6,2% mà quốc hội đề ra, đồng thời cũng là mức cao nhất kể từ năm 2010. Tỷ lệ
lạm phát năm 2015 cũng thấp nhất trong 15 năm liền kế trƣớc đó, đạt 0.63%. Do đó năm 2015 hoạt động kinh doanh của BIDV có xu hƣớng thuận lợi và phát triển hơn, tuy nhiên đó là sự phát triển mang tính bền vững theo thị trƣờng kinh tế, không mang tính chất đột biến hay cá biệt nào. Bƣớc vào năm 2016 BIDV có dấu hiệu tăng trƣởng chậm lại, tất cả các chỉ tiêu về quy mô đều có tỷ lệ tăng trƣởng thấp, trong đó lợi nhuận và vốn chủ sở hữu tăng chậm nhất. Điều này gây ảnh hƣởng đến cấu trúc bền vững về lâu dài của BIDV.
Về chỉ số an toàn vốn:
Biểu đồ 2.3: Ƣớc lƣợng CAR tại 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II
Nguồn: VCBS – Báo cáo ngành ngân hàng 2017
Biểu đồ 2.3 cho thấy chỉ số CAR áp dụng Basel II năm 2016 tại 10 ngân hàng thí điểm. Trong đó, nhóm TMCP tƣ nhân có khả năng đáp ứng tốt hơn do đã có hệ số CAR cao đáng kể so với mức quy định, nhƣ ACB, VIB, TCB... Trong khi đó, nhóm TMCP nhà nƣớc sẽ chịu áp lực tăng vốn lớn (VCB, BIDV, CTG). Thành công hay thất bại của việc áp dụng tiêu chuẩn mới cũng phụ thuộc chủ yếu vào 3 ngân hàng này. Trong đó, VCB có nhiều dƣ địa hơn do có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn (phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác nƣớc ngoài, tăng vốn cấp 2). Mặc dù vậy, quá trình bán vốn nƣớc ngoài đang kéo dài do không thỏa
thuận đƣợc mức giá. Trong khi đó, 2 ngân hàng BIDV và CTG có hệ số CAR đã ở sát ngƣỡng quy định (9%) và càng chịu áp lực giảm CAR khi phải trả cổ tức bằng tiền theo đề xuất của Bộ Tài chính. CTG đã chạm trần sở hữu để huy động vốn nƣớc ngoài, trong khi BIDV không còn dƣ địa để tăng vốn cấp 2. BIDV hiện đang có CAR ở mức thấp so với các NHTM khác và theo phân tích, BIDV rất khó để tăng chỉ số này lên, do đó, trong năm tới BIDV cần tích cực cải thiện chỉ số này bằng cách (i) tăng vốn tự có, việc này khá khó thực hiện, hoặc (ii) Giảm danh mục đầu tƣ, cho vay và tối ƣu hóa hiệu quả của chúng.
Tóm lại, phân tích các số liệu về tài chính của BIDV qua các năm cho thấy có sự gia tăng trên các phƣơng diện nhƣ vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mạng lƣới, năng lực tài chính, tuy nhiên BIDV vần lƣu ý vấn đề hiệu quả và kiểm soát an toàn trong hoạt động, đặc biệt là các hoạt động cho vay và đầu tƣ.