Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 47 - 49)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay

(i) Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại

Nhận thức và quan điểm của NHTM về quản trị DMCV: Đây là yếu tố quan

trọng hàng đầu có ảnh hƣởng quyết định đến định hƣớng quản trị DMCV của NHTM. Nhận thức về sự cần thiết của quản trị DMCV là biểu hiện của khả năng tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế của ngân hàng vì đây là xu hƣớng tất yếu của các ngân hàng đang trên đà hội nhập quốc tế.

Khả năng lập kế hoạch, thiết kế DMCV: quá trình quản trị DMCV có đạt

đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi hay không đòi hỏi các nhà quản trị phải có khả năng hoạch định đƣợc DMCV tối ƣu thông qua những dự báo chính xác về tình hình kinh

tế, diễn biến của thị trƣờng, điều kiện thực tế của ngân hàng tại thời điểm lập kế hoạch. Điều này sẽ giúp cho các khâu tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh DMCV đƣợc hiệu quả hơn.

Các điều kiện về nội lực của ngân hàng: quan trọng nhất là vốn tự có vì có

ảnh hƣởng đến quyết định cơ cấu DMCV của NHTM. Vốn tự có đóng vai trò gia tăng khả năng chống lại rủi ro tổn thất, rủi ro phá sản của NHTM. Do đó khi thiết kế DMCV phải so sánh trong sự tƣơng quan với vốn tự có của mỗi ngân hàng. Ngoài ra còn có các yếu tố nội lực khác nhƣ trình độ đội ngũ nhân viên cho vay, hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ, mạng lƣới hoạt động,...

(ii)Các nhân tố khách quan thuộc về môi trường

Môi trường kinh tế trong nước: sự phát triển của nền kinh tế trong nƣớc luôn

có ảnh hƣởng lớn đến định hƣớng cho vay của các NHTM. Trong khâu hoạch định, các NHTM cần phải hƣớng đến những ngành kinh tế ƣu tiên phát triển, chủ lực, mũi nhọn của Chính phủ, địa phƣơng trong từng thời kỳ nhất định. Một nền kinh tế đa dạng phong phú về ngành nghề, lĩnh vực, chủ thể sẽ có lợi cho ngân hàng trong thiết kế DMCV theo hƣớng đa dạng hóa, phân tán rủi ro cho vay vì rủi ro có thể xảy ra với ngành này nhƣng không thể xảy ra với ngành khác. NHTM cần nắm bắt sự biến động của nền kinh tế để có những quyết sách phù hợp tránh tăng trƣởng nóng, đảm bảo phân tán rủi ro DMCV và đạt đƣợc lợi nhuận mục tiêu.

Sự phát triển của thị trường tài chính: Đây là yếu tố quan trọng có ảnh

hƣởng không nhỏ đến việc quản trị DMCV của NHTM. Một thị trƣờng tài chính phát triển với đầy đủ các công cụ tài chính nhƣ chứng khoán hóa, hoán đổi rủi ro tín dụng, mua bán và sáp nhập,... sẽ hỗ trợ việc điều chỉnh DMCV của NHTM theo hƣớng linh hoạt và hiệu quả hơn.

Vai trò giám sát của cơ quan quản lý: hoạt động ngân hàng luôn luôn đƣợc

kiểm soát và thực hiện theo khuôn khổ quy định của pháp luật. DMCV của NHTM luôn phải tuân theo các giới hạn, các quy định về kiểm tra, báo cáo, giám sát độc lập của cơ quan chức năng và nội bộ ngân hàng. Vì vậy cơ quan quản lý có sự giám sát chặt chẽ sẽ hạn chế những DMCV có độ rủi ro cao, không đúng quy định và có tác

dụng cảnh báo từ xa cho các NHTM. Sự giám sát của cơ quan quản lý không chỉ có tác dụng đối với từng NHTM riêng lẻ mà còn đảm bảo an toàn hoạt động cho cả hệ thống.

Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: với thị trƣờng kinh tế

có xu hƣớng toàn cầu hóa, ngành ngân hàng cũng phải hội nhập và chịu tác động theo các tiêu chuẩn quốc tế. Các NHTM phải tuân thủ theo các quy ƣớc, chuẩn mực quốc tế, trong đó có cho vay và quản trị DMCV nhƣ Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, quỹ tiền tệ thế giới IMF, ngân hàng thế giới WB,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)