Định hƣớng hoạt động của BIDV đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 96 - 99)

8. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Định hƣớng hoạt động của BIDV đến năm 2020

Chiến lƣợc hoạt động của BIDV trong giai đoạn tới và tầm nhìn đến năm 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột

phá chiến lược là:

(1) Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hƣớng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nƣớc và quốc tế làm lực lƣợng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

(3) Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Để thực hiện định hƣớng kinh doanh nêu trên, BIDV sẽ tập trung hoàn thành

10 mục tiêu ưu tiên nhƣ sau:

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cƣờng năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lƣợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững.

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hƣởng của BIDV trên thị trƣờng tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thƣơng hiệu BIDV.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ƣu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính

bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể: (1) Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tƣợng khách hàng; đảm bảo tăng trƣởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lƣợng tín dụng.

(2) Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hƣớng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cƣ; các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế.

(3) Đầu tƣ: Giảm dần và hƣớng đến chấm dứt các khoản đầu tƣ ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tƣ góp vốn và đầu tƣ vào các công ty trực thuộc.

(4) Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trƣờng Việt Nam.

(5) Phát triển bán lẻ: tăng cƣờng nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ; đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp.

(6) Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế.

(7) Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng.

(8) Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Mỗi cấu phần kể trên đều đƣợc xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai thực hiện.

Các mục tiêu, kế hoạch về quản trị DMCV trong giai đoạn 2016-2020:

- Phấn đấu đến năm 2020 BIDV đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực của ủy ban Basel II (theo phƣơng pháp tiêu chuẩn)

- Nâng cao chất lƣợng tín dụng, phòng ngừa và hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, phấn đấu đến 31/12/2018 BIDV đƣa tỷ lệ nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC) xuống dƣới 3%, trong đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng dƣới 2%. Đến 31/12/2019 tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC.

- Điều hành tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng tỷ lệ tăng trƣởng đƣợc NHNN giao. Kiểm soát tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn trên tổng dƣ nợ theo đúng định hƣớng quy định tại thông tƣ 06/2016/TT-NHNN.

- Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa hệ thống XHTD nội bộ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

- Tích cực thực hiện “Đề án giải pháp triển khai Basel tại BIDV giai đoạn 2017-2019” theo đúng lộ trình, ƣu tiên dành nguồn lực cho các dự án Basel để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel.

- Phấn đấu đến năm 2020 tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng trong tổng thu nhập gấp 1,5-2 lần so với đầu kỳ năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)