8. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Các phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay
1.2.3.1. Quản trị danh mục cho vay thụ động
Quản trị DMCV thụ động hay còn gọi là truyền thống là việc các ngân hàng chỉ ƣu tiên tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực cho vay ngẫu nhiên, không có kế hoạch cụ thể, thiếu tính chủ động. Do đó phƣơng pháp này đƣợc đánh giá là khó kiểm soát rủi ro tổng thể của DMCV, thiếu sự đa dạng, rủi ro tập trung cao. Điển hình nhƣ ƣu tiên cho vay kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp lớn...
(i) Ưu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản thực hiện, ít tốn kém chi phí đầu tƣ
mô hình quản trị rủi ro DMCV nhƣ các phƣơng pháp khác. Tuy nhiên do đơn giản trong khâu lập kế hoạch và thiết kế DMCV, nên việc theo dõi và điều chỉnh DMCV thƣờng thực hiện sau khi yếu tố rủi ro bộc lộ.
(ii) Nhược điểm
- Thiếu sự đa dạng về chủ thể đi vay
Tập trung quá nhiều dƣ nợ cho một số ít khách hàng, hay tỷ lệ dƣ nợ cho nhóm khách hàng có cùng ngành nghề, lĩnh vực vƣợt quá giới hạn an toàn. Điều này cực kỳ nguy hiểm đến an toàn vốn của ngân hàng. Khi gặp các điều kiện khó khăn xảy ra, dẫn đến khách hàng không trả đƣợc nợ, ngân hàng có khả năng gặp phải rủi ro mất vốn, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
- Thiếu đa dạng về ngành kinh tế
Tình trạng cho vay tập trung vào một số ngành nghề nhất định, có lợi nhuận cao mà không quan tâm đến rủi ro danh mục cũng rất lớn. Dƣ nợ cho vay một số ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong DMCV. Khi nền kinh tế bất ổn dễ gây ra nguy cơ khách hàng không trả đƣợc nợ hàng loạt, nợ xấu tăng cao do không thu hồi đƣợc vốn cho vay.
- Thiếu đa dạng về khu vực địa lý
Cho vay vào nhiều vùng địa lý khác nhau sẽ giúp phân tán rủi ro tín dụng tốt hơn là tập trung vào một vài khu vực đặc thù. Các địa phƣơng thƣờng mang tính chất đặc thù khác nhau, khi đó tập trung cho vay vào một vài địa phƣơng có thể dẫn đến thiếu đa dạng về đối tƣợng, ngành nghề cho vay. Điều này dẫn đến rủi ro cho DMCV.
- Thiếu đa dạng về lĩnh vực đầu tƣ.
Cho vay tập trung vào các ngành sản xuất, phi sản xuất không cân đối, dẫn đến nguồn vốn kinh tế chảy lệch về một hƣớng, gây ra rủi ro tập trung cho NHTM và các hậu quả nhƣ lạm phát, kinh tế phát triển không đồng đều, liên quan đến góc độ vĩ mô.
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng tại ngân hàng các nƣớc đang phát triển, thị trƣờng tài chính chƣa ổn định, nền kinh tế tập trung vào một số ngành trọng yếu, chƣa có tính hội nhập cao. Khi nền kinh tế bất ổn sẽ rất nguy hiểm cho DMCV, rủi ro tập trung cao. Biện pháp phổ biến để điều chỉnh DMCV là thực hiện các phƣơng pháp nội bảng nhằm thay đổi quy mô, cấu trúc lại cơ cấu khoản nợ: đẩy nhanh thu hồi nợ, bán khoản vay, chuyển kênh cho vay, trích lập dự phòng... Tuy nhiên hiệu quả không cao do thƣờng có độ trễ về thời gian và ảnh hƣởng đến mối quan hệ với khách hàng.
Sơ đồ 1.2: Mô hình quản trị DMCV truyền thống
1.2.3.2. Quản trị danh mục cho vay chủ động
Các khuyết điểm của phƣơng pháp quản trị DMCV thụ động đã đƣợc khắc phục bằng phƣơng pháp quản trị DMCV chủ động. Quản trị DMCV chủ động là thực hiện việc lập kế hoạch, thiết kế DMCV trƣớc khi phê duyệt khoản vay đối với khách hàng, đồng thời sử dụng các công cụ quản trị DMCV hiện đại, các mô hình định lƣợng để xác định mức độ rủi ro của DMCV. Từ đó đƣa ra các chính sách tín dụng phù hợp nhằm tối thiểu hóa rủi ro và đạt đƣợc lợi nhuận kế hoạch.
Nội dung công việc cụ thể của phƣơng pháp quản trị DMCV chủ động: - Hoạch định: là công việc đầu tiên bao gồm hoạch định mục tiêu, thiết kế
DMCV mục tiêu và xây dựng các chính sách thực thi.
+ Hoạch định DMCV mục tiêu: hƣớng tới giảm thiểu rủi ro cho vay, tối ƣu hóa lợi nhuận, giảm tỷ lệ gây tổn thất vốn ngân hàng.
+ Thiết kế DMCV mục tiêu: Xác định quy mô, tỷ trọng cho vay đối với từng đối tƣợng khách hàng trong tổng thể danh mục. Việc thiết kế DMCV mục tiêu phụ thuộc vào xu hƣớng của nền kinh tế, đặc điểm thị trƣờng tài chính, quy mô và mục tiêu của ngân hàng, trình độ, kỹ năng và năng lực của đội ngũ nhân viên... Một DMCV hiệu quả khi mà xét trên thể danh mục đó, lợi nhuận mang lại cho ngân hàng là tối đa nhƣng đồng thời rủi ro phải ở mức thấp nhất, có thể kiểm soát đƣợc.
+ Xây dựng các chính sách thực thi: Ban hành các chính sách, quy chế, quy định, hƣớng dẫn mang tính chất thực thi để làm cơ sở thực hiện trong khâu tổ chức thực hiện. Bao gồm chính sách đa dạng hóa DMCV, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng, chính sách tín dụng, thẩm quyền phán quyết,...
- Tổ chức thực hiện: dựa trên các mục tiêu đã đƣợc thiết kế theo cơ cấu, tỷ
trọng thống nhất, bộ phận điều hành tiến hành triển khai về bộ máy tổ chức, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện. Mục tiêu của khâu tổ chức thực hiện là hình thành nên DMCV hiện hữu, theo đúng định hƣớng kế hoạch và đúng quy định.
- Điều chỉnh DMCV: do sự ảnh hƣởng của các yếu tố trong nền kinh tế nên
quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu sẽ xảy ra tình trạng kết quả không sát với định hƣớng, đòi hỏi phải thực hiện điều chỉnh. Mục đích của việc điều chỉnh
DMCV là giảm tỷ trọng cho vay đối với những loại hình cho vay mà tỷ lệ rủi ro trong loại hình cho vay đó đƣợc đánh giá là cao. Đồng thời điều chỉnh DMCV đi đúng định hƣớng đã đề ra, hạn chế rủi ro tập trung tín dụng.
(i) Ưu điểm
- Có sự chủ động ngay từ đầu khi thiết kế, định hƣớng cho vay: Ngay từ ban đầu ngân hàng đã phải thiết kế chi tiết DMCV cho từng ngành, từng đối tƣợng khách hàng, từng loại tài sản cho vay phù hợp với định hƣớng quản trị rủi ro và lợi nhuận kế hoạch.
- Sử dụng các mô hình định lƣợng để đo lƣờng tổn thất của từng khoản vay, từ đó tính toán đƣợc tổn thất của toàn bộ DMCV. Điển hình nhƣ mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Basel để tính tổn thất của tất cả các khoản vay trong toàn bộ DMCV. Từ đó sẽ xác định đƣợc lƣợng vốn cần thiết để chống đỡ với rủi ro tổn thất toàn danh mục xảy ra.
- Vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các công cụ kỹ thuật điều chỉnh DMCV, từ đó có thể biến khó khăn, thách thức, rủi ro tiềm ẩn thành cơ hội kinh doanh cho ngân hàng, tạo ra DMCV tối ƣu.
(ii) Nhược điểm
Phƣơng pháp này mang tính phức tạp, tốn nhiều chi phí hơn và cần đội ngũ ban kế hoạch có trình độ cao, khả năng dự báo tốt. Đồng thời đòi hỏi thị trƣờng tài chính phải phát triển, có đầy đủ các công cụ quản trị tài chính hiện đại, có cơ chế quản lý và quy định chặt chẽ, có sự giám sát của cơ quan chức năng. Do đó phƣơng pháp này áp dụng phổ biến tại các ngân hàng quy mô lớn ở những nƣớc phát triển, thị trƣờng tài chính ổn định, lành mạnh, hoạt động cho vay phức tạp, đa dạng và là xu thế của quản trị rủi ro hiện đại trong quá trình hội nhập.
Sơ đồ 1.3: Mô hình quản trị DMCV chủ động
Nguồn: Overbeck, 2012.
1.2.3.3. Quản trị danh mục cho vay nội bảng
Phƣơng pháp quản trị DMCV này liên quan đến việc điều chỉnh danh mục tín dụng có tác động trực tiếp lên quy mô và cơ cấu dƣ nợ vay của NHTM nhƣ thu hồi nợ, mua bán nợ, tăng vốn tự có, tăng trích lập dự phòng. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là đơn giản trong khâu thực hiện, không đòi hỏi về trình độ nhân lực quá cao và thị trƣờng tài chính phát triển. Tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là có độ trễ về thời gian và hiệu quả không cao, ảnh hƣởng đến mối quan hệ với khách hàng nhƣ biện pháp tích cực thu hồi nợ.
1.2.3.4. Quản trị danh mục cho vay ngoại bảng
Ở phƣơng pháp này, kết quả thực hiện trái ngƣợc hẳn với phƣơng pháp quản trị DMCV nội bảng. Quản trị DMCV ngoại bảng không can thiệp vào quy mô, cơ cấu của khoản nợ mà sử dụng các công cụ tài chính hiện đại để thực hiện đa dạng hóa DMCV. Các công cụ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ hoán đổi rủi ro tín dụng (bảo hiểm tín dụng), chứng khoán hóa khoản nợ (bán nợ gián tiếp). Ƣu điểm của phƣơng
pháp này là không làm ảnh hƣởng đến khoản tín dụng cũng nhƣ không tác động gì đến khách hàng, làm cho mức độ rủi ro danh mục đƣợc giảm xuống. Tuy nhiên các công cụ tài chính hiện đại không phải thị trƣờng tài chính nào cũng đáp ứng đủ điều kiện thực hiện, nó đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch.
Ngoài ra theo Study Group on Credit Portfolio Management (2007), phƣơng pháp quản trị DMCV còn đƣợc chia theo hai dạng cơ bản sau:
- Quản trị DMCV theo định hướng bảo hộ và giảm thiểu rủi ro: tập trung vào
việc giảm thiểu rủi ro tín dụng hơn là gia tăng lợi nhuận, mục đích là để giải phóng nguồn vốn kinh tế, phục vụ cho kinh tế vĩ mô.
- Quản trị DMCV theo định hướng gia tăng lợi nhuận: không những mục tiêu
là giảm rủi ro mà còn gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Mục đích không chỉ để giải phóng nguồn vốn kinh tế, phục vụ cho kinh tế vĩ mô mà còn tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn cho vay.
1.2.4. Công cụ quản trị danh mục cho vay
Có nhiều công cụ quản trị DMCV đƣợc các NHTM sử dụng trong suốt quá trình từ xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh DMCV. Có thể chia các công cụ quản trị DMCV thành hai dạng sau:
- Công cụ mang tính chất định tính: đây là các công cụ đƣợc thực hiện mà không cần dựa trên một mô hình tính toán hay mô tả phức tạp. Các công cụ này đƣợc xây dựng dựa trên các nền tảng lý thuyết cơ bản nhƣ phân loại nợ và trích lập DPRR, chứng khoán hóa khoản nợ, hóa đổi rủi ro tín dụng, đa dạng hóa DMCV, hệ thống thông tin quản trị MIS.
- Công cụ mang tính chất định lƣợng: đây là các công cụ đƣợc xây dựng dựa trên các mô hình tính toán, mô hình định lƣợng rủi ro DMCV nhƣ XHTD, mô hình RAROC (Risk Adjusted return on Capital), mô hình Var (Value at Risk), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Nội dung cụ thể của các công cụ quản trị DMCV:
(i) Đa dạng hóa DMCV
DMCV tốt nhất là DMCV tối ƣu về mặt số lƣợng khoản vay và chủng loại khoản vay, tức là danh mục có lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất.
Đa dạng hóa DMCV là việc bỏ vốn cho vay vào các nhóm khách hàng có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ cho vay không giống nhau, xây dựng một DMCV hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Đa dạng hoá DMCV tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ đƣợc hết rủi ro tín dụng, nhƣng có thể giảm bớt mức rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tƣ “không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”.
Đa dạng hóa DMCV giúp cho ngân hàng ổn định đƣợc mức lợi tức kỳ vọng với mức độ rủi ro thấp nhất. Có nhiều cách để đa dạng hóa các DMCV nhƣ đa dạng về loại khách hàng, đa dạng về kỳ hạn vay, đa dạng về vùng ngành...
(ii)Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thƣớc đo về vốn tự có đối với tài sản có rủi ro quy đổi của một NHTM. Tỷ lệ này là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc các NHTM phải tuân thủ, nó hỗ trợ nhà quản trị, nhà đầu tƣ nhìn nhận mức độ rủi ro của từng ngân hàng. CAR xác định khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và các rủi ro của NHTM. Khi NHTM xây dựng đƣợc một hệ số CAR phù hợp, nó sẽ tăng cƣờng khả năng chống lại các cú sốc về kinh tế, tài chính cho ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra NHNN cũng quy định chặt chẽ về hệ số CAR tối thiểu để góp phần lành mạnh hóa thị trƣờng tài chính, bảo vệ hệ thống ngân hàng, ngƣời gửi tiền, ổn định và tạo dựng lòng tin cho thị trƣờng tài chính.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động NHTM đƣợc đo lƣờng nhƣ sau: CAR (%) = Vốn tự có
X 100% Tổng tài sản có rủi ro
CAR đƣợc cấu thành từ hai thành phần đối ngƣợc nhau: Vốn tự có thể hiện khả năng chống chịu rủi ro của một NHTM, nhằm hạn chế đi đến nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán. Còn tài sản có rủi ro lại phản ánh mức độ rủi ro của một danh mục đầu tƣ, cho vay của NHTM.
Hiện nay theo quy định của NHNN thì các NHTM phải duy trì mức CAR tối thiểu là 9% (theo Basel tối thiểu là 8%). Đây cũng là công cụ giám sát hoạt động cho vay của các NHTM. Một DMCV có tỷ lệ CAR càng lớn thì rủi ro danh mục càng thấp và mức độ tổn thất trên DMCV càng nhỏ.
(iii) Vốn tự có
Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, đây là nguồn vốn mang tính chất chủ động vì các NHTM có thể sử dụng linh hoạt tùy theo nhu cầu kinh doanh. Chức năng của vốn tự có trong quản trị DMCV là rất quan trọng, đƣợc xem là lớp bảo vệ cuối cùng cho ngân hàng, hạn chế đƣợc các rủi ro về lãi suất, thanh khoản, phá sản. Việc xây dựng một DMCV hiệu quả cần phải dựa trên nền tảng về mức vốn tự có của mỗi NHTM, một NHTM với mức vốn tự có lớn có thể xây dựng DMCV theo hƣớng rủi ro cao hơn do có khả năng chống chịu với rủi ro tốt hơn.
1.2.4.2. Công cụ liên quan đến tổ chức thực hiện danh mục cho vay
(iv) Hệ thống thông tin quản trị MIS
Hệ thống thông tin quản trị - MIS (Management Information System) là khái niệm chung dành cho tất cả ứng dụng của con ngƣời, của công nghệ hỗ trợ việc giải quyết các vấn đề trong quản lý và điều hành trong tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp. MIS hƣớng tới hầu hết các vị trí trong doanh nghiệp, từ ngƣời công nhân phân xƣởng, đến ngƣời quản lý cấp cao với mục đích hỗ trợ họ giúp đơn giản hóa công việc, nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả quản lý.
Theo đó hệ thống thông tin quản trị trong ngân hàng bao gồm tất cả các nền tảng công nghệ, thông tin truyền thông, kỹ thuật, chƣơng trình, phần mềm để vận hành toàn bộ công việc của một TCTD. Do đó trong quản trị DMCV cũng vậy, hệ thống thông tin quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý, kiểm soát các kế hoạch cho vay cụ thể, các DMCV theo từng phân khúc. Việc vận hành tốt hệ thống MIS trong cho vay sẽ giúp cho khoản vay đi đúng định hƣớng quản trị của ngƣời điều hành, từ đó khâu tổ chức thực hiện và giám sát sẽ trở nên đơn giản hơn.
Trong quản trị rủi ro DMCV, bộ máy tổ chức đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong khâu tổ chức thực hiện. Ban điều hành của NHTM có nhiệm vụ ban hành các văn bản quy định, hƣớng dẫn cho vay phù hợp với định hƣớng quản trị rủi ro. Các bộ phận kiểm soát rủi ro nhƣ phòng quản lý rủi ro, Ban kiểm soát nội bộ đƣợc