Quản trị danh mục cho vay chủ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35 - 37)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.3.2. Quản trị danh mục cho vay chủ động

Các khuyết điểm của phƣơng pháp quản trị DMCV thụ động đã đƣợc khắc phục bằng phƣơng pháp quản trị DMCV chủ động. Quản trị DMCV chủ động là thực hiện việc lập kế hoạch, thiết kế DMCV trƣớc khi phê duyệt khoản vay đối với khách hàng, đồng thời sử dụng các công cụ quản trị DMCV hiện đại, các mô hình định lƣợng để xác định mức độ rủi ro của DMCV. Từ đó đƣa ra các chính sách tín dụng phù hợp nhằm tối thiểu hóa rủi ro và đạt đƣợc lợi nhuận kế hoạch.

Nội dung công việc cụ thể của phƣơng pháp quản trị DMCV chủ động: - Hoạch định: là công việc đầu tiên bao gồm hoạch định mục tiêu, thiết kế

DMCV mục tiêu và xây dựng các chính sách thực thi.

+ Hoạch định DMCV mục tiêu: hƣớng tới giảm thiểu rủi ro cho vay, tối ƣu hóa lợi nhuận, giảm tỷ lệ gây tổn thất vốn ngân hàng.

+ Thiết kế DMCV mục tiêu: Xác định quy mô, tỷ trọng cho vay đối với từng đối tƣợng khách hàng trong tổng thể danh mục. Việc thiết kế DMCV mục tiêu phụ thuộc vào xu hƣớng của nền kinh tế, đặc điểm thị trƣờng tài chính, quy mô và mục tiêu của ngân hàng, trình độ, kỹ năng và năng lực của đội ngũ nhân viên... Một DMCV hiệu quả khi mà xét trên thể danh mục đó, lợi nhuận mang lại cho ngân hàng là tối đa nhƣng đồng thời rủi ro phải ở mức thấp nhất, có thể kiểm soát đƣợc.

+ Xây dựng các chính sách thực thi: Ban hành các chính sách, quy chế, quy định, hƣớng dẫn mang tính chất thực thi để làm cơ sở thực hiện trong khâu tổ chức thực hiện. Bao gồm chính sách đa dạng hóa DMCV, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng, chính sách tín dụng, thẩm quyền phán quyết,...

- Tổ chức thực hiện: dựa trên các mục tiêu đã đƣợc thiết kế theo cơ cấu, tỷ

trọng thống nhất, bộ phận điều hành tiến hành triển khai về bộ máy tổ chức, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện. Mục tiêu của khâu tổ chức thực hiện là hình thành nên DMCV hiện hữu, theo đúng định hƣớng kế hoạch và đúng quy định.

- Điều chỉnh DMCV: do sự ảnh hƣởng của các yếu tố trong nền kinh tế nên

quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu sẽ xảy ra tình trạng kết quả không sát với định hƣớng, đòi hỏi phải thực hiện điều chỉnh. Mục đích của việc điều chỉnh

DMCV là giảm tỷ trọng cho vay đối với những loại hình cho vay mà tỷ lệ rủi ro trong loại hình cho vay đó đƣợc đánh giá là cao. Đồng thời điều chỉnh DMCV đi đúng định hƣớng đã đề ra, hạn chế rủi ro tập trung tín dụng.

(i) Ưu điểm

- Có sự chủ động ngay từ đầu khi thiết kế, định hƣớng cho vay: Ngay từ ban đầu ngân hàng đã phải thiết kế chi tiết DMCV cho từng ngành, từng đối tƣợng khách hàng, từng loại tài sản cho vay phù hợp với định hƣớng quản trị rủi ro và lợi nhuận kế hoạch.

- Sử dụng các mô hình định lƣợng để đo lƣờng tổn thất của từng khoản vay, từ đó tính toán đƣợc tổn thất của toàn bộ DMCV. Điển hình nhƣ mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Basel để tính tổn thất của tất cả các khoản vay trong toàn bộ DMCV. Từ đó sẽ xác định đƣợc lƣợng vốn cần thiết để chống đỡ với rủi ro tổn thất toàn danh mục xảy ra.

- Vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các công cụ kỹ thuật điều chỉnh DMCV, từ đó có thể biến khó khăn, thách thức, rủi ro tiềm ẩn thành cơ hội kinh doanh cho ngân hàng, tạo ra DMCV tối ƣu.

(ii) Nhược điểm

Phƣơng pháp này mang tính phức tạp, tốn nhiều chi phí hơn và cần đội ngũ ban kế hoạch có trình độ cao, khả năng dự báo tốt. Đồng thời đòi hỏi thị trƣờng tài chính phải phát triển, có đầy đủ các công cụ quản trị tài chính hiện đại, có cơ chế quản lý và quy định chặt chẽ, có sự giám sát của cơ quan chức năng. Do đó phƣơng pháp này áp dụng phổ biến tại các ngân hàng quy mô lớn ở những nƣớc phát triển, thị trƣờng tài chính ổn định, lành mạnh, hoạt động cho vay phức tạp, đa dạng và là xu thế của quản trị rủi ro hiện đại trong quá trình hội nhập.

Sơ đồ 1.3: Mô hình quản trị DMCV chủ động

Nguồn: Overbeck, 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)