Nguyên tắc quản trị danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46 - 47)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.5. Nguyên tắc quản trị danh mục cho vay

Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo quy định pháp luật

Một chính sách quản trị DMCV muốn đƣợc công nhận và có mang lại hiệu quả hay không thì đầu tiên là phải phù hợp với các quy định của Pháp luật. Do đó tính tuân thủ là nguyên tắc thứ nhất trong quản trị DMCV.

Nguyên tắc 2: Đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro

Việc đa dạng hóa các loại hình cho vay, đối tƣợng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề... đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Do đó áp dụng lý thuyết đa dạng hóa trong quản trị DMCV để giảm thiểu rủi ro tín dụng là một nội dung không thể thiếu đối với NHTM.

Nguyên tắc 3: Sử dụng các công cụ tài chính một cách linh hoạt

Với thị trƣờng tài chính ngày càng mở rộng, hội nhập và hiện đại hóa, việc sử dụng các công cụ tài chính một cách linh hoạt hoàn toàn mang lại lợi thế lớn trong quản trị DMCV đối với ngân hàng. Đây là lợi thế xuất phát từ chính đặc điểm của kinh doanh ngân hàng và năng lực điều hành của nhà quản trị.

Nguyên tắc 4: Khả năng chống chịu rủi ro đo lường thông qua vốn tự có

Vốn tự có là tấm đệm vững chắc hỗ trợ ngân hàng trong mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, vì vậy mọi công cụ quản trị DMCV dùng để đo lƣờng rủi ro tín dụng cần thiết phải lƣợng hóa trên cơ sở mức vốn tự có của mỗi ngân hàng.

Nguyên tắc 5: Rủi ro không đánh đổi bằng lợi nhuận.

Trong quản trị DMCV, không nhất thiết phải đánh đổi rủi ro và lợi nhuận trong cho vay theo tỷ lệ 1:1. Bằng các phƣơng pháp quản trị DMCV hiện đại, NHTM có thể tạo ra một DMCV có mức rủi ro thấp nhất nhƣng vẫn mang lại hiệu quả cho vay cao, đáp ứng đƣợc kỳ vọng của nhà quản trị và nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)