Công cụ liên quan đến xây dựng danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 40)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.4.1. Công cụ liên quan đến xây dựng danh mục cho vay

(i) Đa dạng hóa DMCV

DMCV tốt nhất là DMCV tối ƣu về mặt số lƣợng khoản vay và chủng loại khoản vay, tức là danh mục có lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất.

Đa dạng hóa DMCV là việc bỏ vốn cho vay vào các nhóm khách hàng có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ cho vay không giống nhau, xây dựng một DMCV hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Đa dạng hoá DMCV tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ đƣợc hết rủi ro tín dụng, nhƣng có thể giảm bớt mức rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tƣ “không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”.

Đa dạng hóa DMCV giúp cho ngân hàng ổn định đƣợc mức lợi tức kỳ vọng với mức độ rủi ro thấp nhất. Có nhiều cách để đa dạng hóa các DMCV nhƣ đa dạng về loại khách hàng, đa dạng về kỳ hạn vay, đa dạng về vùng ngành...

(ii)Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thƣớc đo về vốn tự có đối với tài sản có rủi ro quy đổi của một NHTM. Tỷ lệ này là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc các NHTM phải tuân thủ, nó hỗ trợ nhà quản trị, nhà đầu tƣ nhìn nhận mức độ rủi ro của từng ngân hàng. CAR xác định khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và các rủi ro của NHTM. Khi NHTM xây dựng đƣợc một hệ số CAR phù hợp, nó sẽ tăng cƣờng khả năng chống lại các cú sốc về kinh tế, tài chính cho ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra NHNN cũng quy định chặt chẽ về hệ số CAR tối thiểu để góp phần lành mạnh hóa thị trƣờng tài chính, bảo vệ hệ thống ngân hàng, ngƣời gửi tiền, ổn định và tạo dựng lòng tin cho thị trƣờng tài chính.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động NHTM đƣợc đo lƣờng nhƣ sau: CAR (%) = Vốn tự có

X 100% Tổng tài sản có rủi ro

CAR đƣợc cấu thành từ hai thành phần đối ngƣợc nhau: Vốn tự có thể hiện khả năng chống chịu rủi ro của một NHTM, nhằm hạn chế đi đến nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán. Còn tài sản có rủi ro lại phản ánh mức độ rủi ro của một danh mục đầu tƣ, cho vay của NHTM.

Hiện nay theo quy định của NHNN thì các NHTM phải duy trì mức CAR tối thiểu là 9% (theo Basel tối thiểu là 8%). Đây cũng là công cụ giám sát hoạt động cho vay của các NHTM. Một DMCV có tỷ lệ CAR càng lớn thì rủi ro danh mục càng thấp và mức độ tổn thất trên DMCV càng nhỏ.

(iii) Vốn tự có

Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, đây là nguồn vốn mang tính chất chủ động vì các NHTM có thể sử dụng linh hoạt tùy theo nhu cầu kinh doanh. Chức năng của vốn tự có trong quản trị DMCV là rất quan trọng, đƣợc xem là lớp bảo vệ cuối cùng cho ngân hàng, hạn chế đƣợc các rủi ro về lãi suất, thanh khoản, phá sản. Việc xây dựng một DMCV hiệu quả cần phải dựa trên nền tảng về mức vốn tự có của mỗi NHTM, một NHTM với mức vốn tự có lớn có thể xây dựng DMCV theo hƣớng rủi ro cao hơn do có khả năng chống chịu với rủi ro tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)