Giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 101 - 103)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện danh mục cho vay

(i) Hạn chế cho vay các ngành có rủi ro danh mục lớn, đa dạng hóa DMCV

Theo phân tích thực trạng DMCV của BIDV trong giai đoạn 2010-2016 cho thấy BIDV vẫn có sự ƣu tiên cho vay đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định nhƣ xây dựng, bất động sản, công nghiệp... Theo lý thuyết quản trị DMCV thì việc

tập trung vốn cho vay vào một số ngành nghề, lĩnh vực có thể dẫn đến rủi ro tập trung tín dụng, đặc biệt đối với các ngành nhạy cảm, có độ rủi ro danh mục cao nhƣ bất động sản. Do đó BIDV cần đa dạng hóa DMCV theo hƣớng phân phối lƣợng vốn tín dụng có kế hoạch, đa dạng hóa về ngành nghề, lĩnh vực, kỳ hạn và đối tƣợng khách hàng vay vốn. Giảm tỷ trọng cho vay vào các ngành nhạy cảm, có rủi ro danh mục cao nhƣ bất động sản, kinh doanh chứng khoán,...

(ii) Thực hiện nghiêm túc các giới hạn cho vay theo quy định của NHNN

Các quy định mang tính tuân thủ cần đƣợc áp dụng triệt để trong quản trị DMCV tại BIDV nhƣ phân loại nợ và trích lập dự phòng, giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. NHNN đã nhận thấy sự cần thiết phải áp dụng các công cụ trên vào quản trị DMCV và cụ thể hóa thông qua luật định. Đây cũng là công cụ giám sát hoạt động cho vay của BIDV. Do đó việc không tuân thủ theo đúng các quy định về giới hạn cho vay trong quá trình cấp tín dụng sẽ gây ra các sai lệch trong khâu thiết kế DMCV, từ đó dẫn đến quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn và kết quả không nhƣ mong đợi.

BIDV trƣớc tiên phải hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng theo định hƣớng quản trị rủi ro danh mục, xác định giới hạn cho vay phù hợp đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, đối tƣợng khách hàng theo từng thời kỳ. Việc báo cáo kết quả thực hiện cũng cần đảm bảo tính khách quan, đáng tin cậy, không che dấu hoặc cố tình xử lý dữ liệu nhằm qua mặt cơ quan chức năng vì nhƣ thế sẽ chỉ làm tình hình thêm xấu đi.

(iii) Nâng cấp hệ thống thông tin quản trị

Với xu hƣớng ngân hàng số phát triển ngày càng mạnh mẽ, BIDV cần phải liên tục xây dựng, cập nhật, nâng cấp hệ thống tin quản trị theo hƣớng hiện đại hóa, cạnh tranh và phù hợp với mô hình hoạt động. Hệ thống thông tin quản trị phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về quản trị DMCV nhƣ nhận diện rủi ro, giám sát công tác tổ chức thực hiện, cảnh báo rủi ro DMCV một cách nhanh nhất, hiệu quả và tối ƣu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)