Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam và hành lang pháp lý hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51 - 54)

8. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam và hành lang pháp lý hiện tại

Tại các NHTM Việt Nam hiện nay, vấn đề xây dựng và quản trị DMCV cũng đƣợc quan tâm ngày càng nhiều hơn. Kế thừa các phƣơng pháp quản trị DMCV tiên tiến trên thế giới cùng với đặc điểm hoạt động của NHTM tại Việt Nam, NHNN đã có những quy chuẩn nhất định về DMCV của một NHTM.

(i) Luật các TCTD 2010 có đề cập đến giới hạn cho vay so với mức vốn tự có của một NHTM, cụ thể nhƣ sau:

- Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của NHTM.

- Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của NHTM.

- Quy định rõ các đối tƣợng không đƣợc cho vay và hạn chế cho vay.

(ii) Theo thông tƣ 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD cũng quy định rất rõ một số giới hạn trong cho vay của các NHTM để giảm thiểu rủi ro nhƣ sau:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một NHTM là 9%.

- Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các NHTM là 60%.

- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi của các NHTM cổ phần là 80%, NHTM Nhà nƣớc là 90%.

(iii) Thông tƣ 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Thông tƣ quy định cách tổ chức bộ máy hoạt động, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Điểm chính của thông tƣ là ràng buộc việc kiểm soát rủi ro của các NHTM bằng các quy tắc kiểm soát nội bộ nhƣ bất kiêm nhiệm, quy tắc bốn mắt, phải thực kiện kiểm tra đánh giá định kỳ,...

Điều này cho thấy việc quản trị DMCV đã đƣợc nhìn nhận là công tác liên quan đến an toàn hệ thống, nền kinh tế chứ không còn là của từng NHTM riêng lẻ nữa.

Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam cũng chứng kiến các TCTD vì sai lầm, thiếu sót trong công tác quản trị DMCV mà dẫn đến phải bị sáp nhập, mua lại giá 0 đồng hay thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt. Điển hình nhƣ Habubank năm 2012 đƣợc nhận định là do tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn, tập trung cho vay các lĩnh vực đặc thù nhƣ: đóng tàu, sản xuất giấy, thuỷ sản. Chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank, trong đó nhiều nhất là Vinashin với hơn 3.000 tỷ đồng, Binhanfishco với hơn 1.500 tỷ đồng. Khi Vinashin và Binhanfishco bị vỡ nợ dẫn tới nợ xấu của Habubank tăng lên hơn 16%, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Habubank sáp nhập vào SHB.

Cho vay quá nhiều vào một vài đối tƣợng, một vài ngành nhạy cảm nhƣ bất động sản dễ dẫn đến rủi ro danh mục cao. Việc chạy theo lợi nhuận hiện tại chƣa đủ bù đắp cho việc mất thanh khoản, mất cân đối tài chính, là nguyên nhân dẫn đến phá sản.

Từ đó bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam hiện nay:

- Không đƣợc coi nhẹ công tác quản trị DMCV, nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.

- Phải có các phƣơng pháp đo lƣờng và quản trị DMCV, hiệu quả DMCV.

- Cập nhật thƣờng xuyên các chuẩn mực, công cụ tài chính, cách thức quản trị DMCV của các nƣớc phát triển nghiên cứu áp dụng vào Việt Nam.

- Tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát của bộ phận kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro.

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1 giới thiệu về DMCV, cơ cấu DMCV, rủi ro DMCV và quản trị DMCV của NHTM.

Lý luận về khái niệm của rủi ro DMCV, quản trị DMCV, các loại rủi ro DMCV của một NHTM, các phƣơng pháp thực hiện để quản trị DMCV. Đồng thời luận văn còn cập nhật các yếu tố ảnh hƣởng đến DMCV, các tiêu chuẩn, công cụ quản trị DMCV hiện đại nhƣ xây dựng, tổ chức thực hiện, đo lƣờng và giám sát, điều chỉnh DMCV của NHTM. Từ đó làm cơ sở để vận dụng, phân tích vào thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Đƣa ra các kinh nghiệm và hành lang pháp lý về quản trị rủi ro DMCV đối với các NHTM hiện nay. Từ đó cho thấy quá trình quản trị DMCV đã tồn tại và phát triển qua một thời gian khá dài. NHTM Việt Nam cần phải năng động hơn nữa, lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp để hoạt động quản trị DMCV đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI BIDV 2.1.Tổng quan tình hình hoạt động của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)