Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 73)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế

Phân tích cơ cấu DMCV theo ngành kinh tế của BIDV để thấy đƣợc thị trƣờng mục tiêu của BIDV, mức độ đa dạng hóa, mức độ tập trung rủi ro ra sao.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế từ 2010-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: tác giả tự tính toán từ Báo cáo thường niên của BIDV

Trong cơ cấu DMCV theo ngành kinh tế, có thể thấy DMCV của BIDV tập trung vào một số ngành kinh tế trọng yếu nhƣ Nông lâm ngƣ nghiệp, khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn và bán lẻ, dịch vụ và kinh doanh bất động sản. DMCV có tính đa dạng hóa, tuy nhiên mức độ đa dạng hóa chƣa cao, còn tập trung vào một số ngành nghề nhất định với doanh số cho vay lớn nhƣ công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn và bán lẻ, bất động sản. Nhƣ vậy nếu nhìn trên góc độ phân tán rủi ro thì DMCV của BIDV qua các năm chƣa cao. Doanh số cho vay ngành nông lâm thủy sản có xu hƣớng giảm dần qua các năm, ngƣợc lại doanh số cho vay ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn và bán lẻ có xu hƣớng tăng và phù hợp với môi trƣờng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay vào ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn rất cao và tăng mạnh qua các năm. Điều này chứng tỏ mức độ tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng tại BIDV vẫn còn rất cao, đây là ngành có rủi ro danh mục lớn.

Theo quan niệm của ủy ban Basel, khi so sánh giá trị dƣ nợ cho vay của một ngành với mức vốn chủ sở hữu của ngân hàng tại cùng thời điểm sẽ đánh giá đƣợc

mức độ tập trung của danh mục. Số liệu trên báo cáo cho thấy tại nhiều thời điểm tỷ lệ cho vay vào một ngành cao hơn gấp nhiều lần mức vốn chủ sở hữu của BIDV. Năm 2010 tỷ lệ cho vay ngành xây dựng cao gấp 2,8 lần vốn chủ sở hữu, năm 2011 tỷ lệ cho vay ngành công nghiệp chế biến chế tạo cao gấp 3.1 lần vốn chủ sở hữu, năm 2014-2015 tỷ lệ cho vay ngành kinh doanh bất động sản cao bằng vốn chủ sở hữu, năm 2016 tỷ lệ cho vay ngành bán buôn bán lẻ cao gấp 3,9 lần vốn chủ sở hữu. Đây là biểu hiện rủi ro danh mục rất lớn, mức độ đa dạng hóa theo ngành chƣa cao, khi có các yếu tố rủi ro xuất hiện thì khả năng chống chịu tổn thất của BIDV sẽ rất hạn chế.

Bảng 2.9: Tỷ trọng cho vay theo ngành của BIDV từ 2010-2016

CHỈ TIÊU 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 Nông lâm nghiệp và thủy sản 5.99% 6.00% 5.44% 4.89% 0.53% 4.46% 4.09% Khai khoáng 1.96% 2.33% 3.00% 2.84% 2.96% 2.72% 8.74% Công nghiệp chế biến chế tạo 16.61% 17.94% 19.09% 21.67% 21.94% 25.61% 12.08% Sản xuất và

phân phối điện, khí đốt, nƣớc

6.24% 6.37% 7.21% 8.99% 12.37% 9.40% 8.36% Xây dựng 11.80% 11.03% 15.84% 14.39% 12.64% 14.50% 26.92% Bán buôn và

bán lẻ 23.51% 23.28% 23.14% 22.61% 20.04% 20.06% 15.65% Vận tải kho bãi 6.61% 6.36% 2.18% 2.72% 3.68% 5.73% 6.17% Dịch vụ 7.03% 7.31% 2.96% 3.06% 2.98% 3.66% 3.64% Kinh doanh bất

động sản 5.18% 12.51% 7.10% 7.13% 6.88% 7.32% 7.29% Ngành khác 15.07% 6.87% 14.04% 11.70% 15.98% 6.55% 7.06%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: tác giả tự tính toán từ Báo cáo thường niên của BIDV

Về tỷ trọng cho vay theo từng ngành, BIDV tập trung cho vay từ 4-5 ngành chiếm tỷ trọng khoảng 65%-70% trong tổng dƣ nợ. Trong đó nổi bật nhất là các ngành Bán buôn và bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Nhìn chung DMCV của BIDV có sự đa dạng hóa qua từng năm, tuy nhiên cơ bản vẫn còn tập

trung chủ yếu ở lĩnh vực ngành công nghiệp và xây dựng, bất động sản, còn ở lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ thì vẫn còn rất thấp.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế BIDV 2012 -2016

Nguồn: tác giả tự tính toán từ Báo cáo thường niên của BIDV

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế toàn ngành 2012 - 2016

Biểu đồ 2.8 và 2.9 cho thấy sự so sánh giữa cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế của BIDV và toàn ngành, theo đó, cơ cấu cho vay toàn ngành dàn trải khá đồng đều ở các ngành kinh tế, trong khi đó BIDV lại tập trung cao nhất vào công nghiệp và xây dựng. Điều này cho thấy BIDV đang gặp rủi ro DMCV khá cao, cần cải thiện DMCV đồng đều hơn, do công nghiệp và xây dựng là những ngành cần nguồn vốn lớn, lâu dài, thời gian thu hồi vốn chậm. BIDV với ƣu thế là ngân hàng tiền thân về xây dựng, do đó tập trung phát triển ngành kinh doanh này khá nhiều, tuy nhiên trong xu thế hiện đại, khi ngân hàng bán lẻ đang lên ngôi, BIDV cần thúc đẩy mạnh hơn cho vay các ngành nghề khác nhƣ cho vay tiêu dùng, cho vay dịch vụ, những ngành này có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, giá trị từng món vay nhỏ nhƣng biên lợi nhuận lớn, rủi ro dàn trải hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)