Công cụ liên quan đến đo lƣờng rủi ro và giám sát danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 44)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.4.3. Công cụ liên quan đến đo lƣờng rủi ro và giám sát danh mục cho vay

mục cho vay

(vi) Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Đây là công cụ quản trị mang tính bắt buộc hơn là chủ động của các NHTM vì đƣợc thực hiện theo luật định, cụ thể là Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 21/01/2013. Tuy nhiên dƣới góc độ quản trị rủi ro DMCV, đây là công cụ hỗ trợ các NHTM nhận biết đƣợc tình hình tài chính của các khách hàng, khả năng thu hồi nợ và chính sách trích lập dự phòng đối với từng khách hàng. Vì vậy khi có biến cố rủi ro xảy ra, ngân hàng đã chủ động trích lập từ trƣớc đó nên tránh đƣợc cú sốc về vốn không thu hồi đƣợc, đảm bảo an toàn cho toàn DMCV. Hiện nay các NHTM thực hiện phân loại nhóm nợ của khách hàng theo từng tháng, thông thƣờng là vào thời điểm cuối tháng. Nhóm nợ của khách hàng đƣợc phân làm 5 nhóm, theo đó có hai cách đánh giá để xác định nhóm nợ của khách hàng:

- Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng: cách phân loại này chủ yếu dựa trên số ngày quá hạn nợ của khách hàng, số lần cơ cấu gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Do đó phƣơng pháp này tƣơng đối đơn giản để xác định và đƣợc áp dụng phổ biến tại các NHTM. Tuy nhiên phƣơng pháp này còn mang tính thụ động, chỉ thực hiện khi rủi ro hoàn trả nợ vay đã xảy ra.

- Phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính: cách phân loại này chủ yếu dựa trên đánh giá tổng quan của NHTM về tình hình tài chính của khách hàng, khả năng

thu hồi nợ gốc, lãi, định hạng tín dụng của khách hàng. Phƣơng pháp này mang tính chủ động của mỗi NHTM, việc trích lập DPRR cũng đƣợc thực hiện một cách chủ động hơn mặc dù có thể khách hàng chƣa đến kỳ trả nợ. Tuy nhiên, do việc đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng mang tính chất chủ quan của mỗi NHTM nên phƣơng pháp này ít đƣợc sử dụng trong việc xác định nhóm nợ của khách hàng. Việc xác định nhóm nợ của khách hàng nhằm để phục vụ cho công tác trích lập DPRR và đƣợc công khai nhóm nợ cho tất cả các NHTM thông qua trung tâm CIC. Theo quy định hiện hành, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc lấy nhóm nợ cao nhất của khách hàng tại tất cả các TCTD. Tỷ lệ trích lập DPRR đối với từng nhóm nợ nhƣ sau:

Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ

Nhóm nợ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Tỷ lệ trích lập dự phòng chung 0.75% 0.75% 0.75% 0.75% 100% Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể 0% 5% 20% 50%

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN

Việc sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ không thu hồi đƣợc thuộc thẩm quyền của Hội đồng xử lý rủi ro. Đây là lá chắn che chở cho hoạt động của các NHTM trở nên lành mạnh và cạnh tranh hơn, là công cụ quản trị DMCV hiệu quả.

(vii) Hệ thống XHTD nội bộ kết hợp đo lường tổn thất theo chuẩn đo

lường của Ủy ban Basel

Hệ thống XHTD nội của NHTM là một công cụ hỗ trợ trong quy trình cấp tín dụng. Hạng tín dụng của khách hàng đƣợc phân vào nhiều nhóm với độ rủi ro khác nhau từ khách hàng có mức rủi ro thấp nhất trong danh mục cho đến khách hàng có rủi ro cao nhất. Hạng tín dụng thƣờng đƣợc chia thành các loại AAA, AA, A, BBB... tƣơng ứng với đó thì chính sách cho vay, chính sách lãi suất, tài sản đảm bảo cũng khác nhau theo hƣớng quản trị rủi ro.

Mô hình đo lƣờng tổn thất theo Basel:

EL = PD * LGD * EAD

Tổn thất dự kiến đƣợc hay còn gọi là tổn thất kỳ vọng - Expected Loss (EL) Xác suất vỡ nợ của ngƣời vay (Probability at Default - PD)

Tỷ lệ không thu hồi đƣợc của khoản vay khi vỡ nợ (Loss given at Default - LGD) Giá trị của khoản vay tại thời điểm vỡ nợ (Exposure at Default - EAD)

Dựa vào hệ thống XHTD nội bộ của mỗi ngân hàng sẽ tính toán xác suất vỡ nợ của ngƣời vay PD và tỷ lệ không thu hồi đƣợc khoản vay LGD. Từ đó các NHTM có thể dự kiến đƣợc mức độ tổn thất của một DMCV so với khả năng chịu đựng về vốn của mình, chủ động nhận diện rủi ro của từng DMCV và kịp thời trong công tác điều chỉnh cơ cấu cho vay, chính sách cho vay.

(viii) Mô hình RAROC (Risk Adjusted return on Capital)

Mô hình RAROC đƣợc các NHTM sử dụng nhằm xác định mức độ rủi ro tín dụng và mức chi phí tƣơng ứng để đánh giá hoạt động kinh doanh.

RAROC = Lợi nhuận ròng trên khoản vay Vốn chịu rủi ro

Trong đó: Lợi nhuận ròng trên khoản vay là thu nhập ròng trên khoản nợ vay sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn, vốn chịu rủi ro là khoảng thất thoát kỳ vọng hay còn gọi là vốn kinh tế chịu rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hay vốn chịu rủi ro là mức tổn thất tối đa của DMCV.

RAROC phản ánh mối liên quan của lợi nhuận ngân hàng với tổng rủi ro, đo lƣờng khả năng chống chịu tổn thất trƣớc các yếu tố rủi ro để từ đó thực hiện việc điều chỉnh phù hợp về mức an toàn vốn hiệu quả.

(ix) Mô hình Var (Value at Risk)

Mô hình Var đƣợc phát triển dựa trên những kế thừa từ các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro trƣớc đó và đƣợc sử dụng khá phổ biến. Xây dựng trên những cơ sở lý thuyết xác suất và thống kê từ nhiều thế kỷ, Var đƣợc phát triển và phổ biến đầu những năm 1990. Từ năm 1994, với sự ra đời của RiskMetric, một gói sản phẩm ứng dụng VaR mang thƣơng hiệu của một công ty tách ra từ JP Morgan Chase, Var đã đƣợc áp dụng rộng rãi và trở thành một tiêu chuẩn trong việc đo lƣờng và giám sát rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi ro thị trƣờng, trên toàn thế giới.

Trong toán tài chính và quản trị rủi ro tài chính, Var đƣợc sử dụng rộng rãi trong đo lƣờng rủi ro bị tổn thất của một danh mục cụ thể. Var là tổn thất tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện xác suất xảy ra tổn thất thực sự lớn hơn là rất thấp. Hay nói cách khác, Var là số tiền lớn nhất có khả năng bị mất của danh mục trong một khoảng thời gian cho trƣớc, với một độ tin cậy nhất định.

Trong quản trị DMCV, các NHTM thƣờng xây dựng mô hình đo lƣờng rủi ro tổn thất của một DMCV bằng cách phân loại các nhóm cho vay có cùng đặc điểm, cùng độ tin cậy và trong một khoảng thời gian đủ dài, từ đó phân tích Var ở mức độ nhƣ thế nào để có ứng xử phù hợp trên góc độ toàn danh mục. Đây là công cụ đo lƣờng và dự báo rủi ro danh mục có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)