Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 88 - 90)

8. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, BIDV cũng còn tồn tại những hạn chế trong quản trị DMCV, nếu khắc phục đƣợc những hạn chế này sẽ góp phần nâng cao tính ổn định trong hoạt động tín dụng của BIDV, giảm thiểu rủi ro DMCV và gia tăng hiệu quả hoạt động. Cụ thể nhƣ sau:

- Trƣớc đây BIDV chỉ quan tâm đến những hoạt động quản trị rủi ro tín dụng liên quan đến từng khoản vay cụ thể, phƣơng thức quản trị DMCV còn rất thụ động. Trong những năm gần đây, hoạt động quản trị DMCV đƣợc quan tâm hơn nhƣng vẫn còn thực hiện theo cách thụ động là chủ yếu, mang tính tuân thủ với các quy định của NHNN. Các số liệu hoạch định hằng năm về DMCV của BIDV đề ra thƣờng có sự sai lệch so với kết quả thực tế, BIDV phải thực hiện động tác điều chỉnh lại cơ cấu danh mục thƣờng xuyên. Điều này cho thấy việc thiết kế DMCV vẫn còn mang tính tự phát, ngẫu nhiên và dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trƣờng.

- BIDV chƣa có công cụ lƣợng hóa rủi ro DMCV để ƣớc lƣợng giá trị tổn thất của toàn danh mục. Điều này gây khó khăn là BIDV không định lƣợng đƣợc cụ thể mức rủi ro là cao hay thấp để có biện pháp xử lý phù hợp. Các mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục đã đƣợc không ít các ngân hàng trên thế giới áp dụng thành công.

- Việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn và giám sát thực hiện công tác quản trị DMCV chƣa thật sự rõ ràng, cụ thể. Thực tế số lƣợng văn bản liên quan đến nghiệp vụ quản trị rủi ro DMCV của BIDV hiện nay rất hạn chế và không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Đa số các chi nhánh BIDV thực hiện cho vay khách hàng dựa trên thế mạnh của mình về nền khách hàng, vị trí kinh doanh, nhu cầu của khách hàng, tài sản đảm bảo...mà chƣa quan tâm đến việc đa dạng hóa DMCV. Điều này có thể tích tụ nguy cơ rủi ro danh mục rất cao. Ngoài ra BIDV chƣa nghiêm khắc trong việc chế tài đối với các chi nhánh cho vay vƣợt giới hạn cho phép, thực trạng vẫn tồn tại nhiều chi nhánh cho vay vƣợt giới hạn đƣợc giao.

- BIDV vẫn sử dụng các công cụ quản trị DMCV truyền thống nhƣ tích cực thu hồi nợ vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng, XHTD nội bộ, giới hạn cho vay theo đối tƣợng khách hàng, ngành nghề... BIDV chƣa thực hiện việc quản trị rủi ro DMCV bằng các công cụ hiện đại nhƣ chứng khoán hóa, hoán đổi rủi ro lãi suất. Do đó hiệu quả quản trị DMCV của BIDV thƣờng có độ trễ, tính linh hoạt chƣa cao, đôi khi ảnh hƣởng đến mối quan hệ với khách hàng.

- Việc truyền tải thông điệp về ý nghĩa của quản trị rủi ro danh mục đến cán bộ cho vay, đến từng chi nhánh còn nhiều hạn chế, chậm trễ dẫn đến hầu nhƣ đây chỉ là việc làm của ban điều hành cấp cao. Bộ phận đầu mối triển khai và rà soát kết quả thực hiện DMCV là Phòng quản lý rủi ro, tuy nhiên trong phân công nhiệm vụ thì phòng quản lý rủi ro cũng có chức năng thẩm định cho vay. Vì thế sự tách biệt giữa khâu quản trị và tác nghiệp đôi lúc còn chƣa rõ ràng.

- Theo kết quả phân tích đánh giá, tỷ trọng DMCV vào các ngành nhạy cảm, có rủi ro danh mục cao còn lớn nhƣ bất động sản, kinh doanh chứng khoán... Đa dạng hóa DMCV tại BIDV đƣợc tiến hành tƣơng đối chậm chạp, cơ cấu khách hàng

tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi đó khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.

- Việc phân loại chất lƣợng dƣ nợ tín dụng còn nhiều yếu tố chƣa khách quan do áp lực chỉ tiêu kinh doanh, không cập nhật thƣờng xuyên thông tin từ CIC, tính tự động hóa chƣa cao mà còn phải thực hiện thủ công. Chi nhánh báo cáo sai lệch tình hình nhóm nợ của khách hàng làm cho dữ liệu đầu vào của quá trình quản trị DMCV bị ảnh hƣởng. Mặt khác công tác xử lý nợ xấu chƣa quyết liệt, chậm trễ là ảnh hƣởng đến việc thiết kế DMCV tối ƣu.

- Hệ thống công nghệ thông tin của BIDV do nhiều đơn vị khác nhau cung cấp dịch vụ, tính tập trung không cao, gây khó khăn khi có nhu cầu tập hợp dữ liệu phục vụ công tác quản trị.

- Vốn tự có của BIDV mặc dù đƣợc cải thiện qua từng năm nhƣng so với các NHTM trong khu vực thì còn thua xa. Nhƣ đã phân tích vốn tự có là nhân tố quan trọng bảo vệ BIDV trƣớc các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác BIDV hiện nay đã thực hiện cổ phần hóa, tuy nhiên giá trị vốn Nhà nƣớc vẫn nắm giữ khoảng 95%. Nếu BIDV có thể hạ tỷ lệ sở hữu của Nhà nƣớc xuống thấp hơn, thì các nhà đầu tƣ có cơ hội góp vốn vào BIDV, từ đó vốn tự có của BIDV sẽ đƣợc cải thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)