Nguyên nhân chủ quan từ phía BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 92)

8. Kết cấu của đề tài

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía BIDV

- Các nhà quản trị BIDV chƣa thật sự quan tâm đến quản trị DMCV và chƣa có đủ kinh nghiệm, năng lực và nhận thức đúng đắn về DMCV hiện đại. Việc thẩm định rủi ro danh mục còn mang tính hình thức, không chú trọng nghiên cứu phân tích tình hình kinh tế, diễn biến thị trƣờng trong từng thời kỳ để phát hiện và cảnh báo rủi ro. Quá trình ra quyết định cấp tín dụng thƣờng bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trƣờng nhƣ đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận ngắn hạn, chỉ tiêu kinh doanh...

- BIDV còn thực hiện quản trị DMCV theo lối mòn, thụ động và mang tính tuân thủ theo quy định của NHNN. DMCV đƣợc xây dựng dựa nhiều vào các thông tin lịch sử mà chƣa mang đậm tính chất dự báo. Phƣơng pháp điều chỉnh nội bảng đƣợc xem là phƣơng pháp quản trị chính thống tại BIDV.

- Việc xây dựng DMCV dễ bị thay đổi hoặc bị phá vỡ bởi các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng nhƣ chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, ƣu tiên tài trợ cho một nhóm ngành có suất sinh lợi cao. Điều này thƣờng xuất phát từ áp lực gia tăng lợi nhuận của nhà đầu tƣ, xem nhẹ các quy định về giới hạn cho vay của Ban điều hành để đạt kế hoạch kinh doanh, thậm chí còn xuất phát từ những tiêu cực về mặt đạo đức của Ban giám đốc, sự thao túng, can thiệp quá sâu vào hoạt động tín dụng của các thành viên hội đồng quản trị. Hội đồng ra chính sách còn ra quyết định dựa trên cảm quan, theo ý kiến số đông và chƣa đƣợc thẩm định bởi một cơ quan độc lập nào. Do việc lập DMCV là bí mật trong kinh doanh của BIDV, không cung cấp tùy tiện cho bên thứ ba nên khó nhận đƣợc ý kiến đánh giá, phân tích sự hợp lý từ các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có uy tín trong và ngoài nƣớc.

- BIDV không có công cụ đo lƣờng rủi ro DMCV và tính toán giá trị tổn thất của danh mục khi rủi ro xảy ra. Điều này gây hạn chế trong việc xác định quy mô quỹ DPRR của BIDV nhƣ thế nào, và khi rủi ro xuất hiện thì ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động kinh doanh. Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến nhƣ hệ thống công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu do đầu tƣ tốn rất nhiều chi phí, chƣa có mô hình định lƣợng rủi ro DMCV riêng, trình độ dự báo kém, chủ quan với kết quả kinh doanh hiện tại và khẩu vị rủi ro ở mức độ cao.

- Việc giao kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh của BIDV chỉ quan tâm tới tăng trƣởng quy mô tín dụng, không quan tâm đến cơ cấu DMCV. Các chi nhánh BIDV thực hiện cho vay mọi đối tƣợng khách hàng miễn sao đạt đủ quy mô tín dụng đã đƣợc giao. Do vậy DMCV đƣợc hình thành một cách ngẫu nhiên và rủi ro danh mục tiềm ẩn rất cao.

- Các phƣơng pháp quản trị DMCV chủ động chƣa đủ điền kiện tiến hành. Việc hoán đổi rủi ro tín dụng giữa các TCTD không đƣợc thực hiện bày bản, các ngân hàng thƣờng chấp nhận với rủi ro của DMCV hiện hữu. Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV còn mang tính chủ quan của cán bộ chấm điểm, các thông tin phi tài chính không đƣợc kiểm soát dẫn đến sai lệch. Việc phân loại nợ của chi nhánh còn

chƣa trung thực, còn tồn tại việc xử lý số liệu, lách quy định. Khả năng phân tích đáng giá tình hình tài chính của khách hàng còn sơ xài, theo chủ trƣơng cho vay đã đƣợc Ban giám đốc phê duyệt,...dẫn đến các DMCV không đáp ứng đủ điều kiện về tài sản rất nhiều, tỷ lệ tài sản đảm bảo chỉ đảm bảo đƣợc một phần dƣ nợ rất hạn chế. Tất cả các yếu tố trên làm việc hoạch định DMCV và đánh giá rủi ro danh mục của nhà quản trị bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, thực tế một đằng mà số liệu lại một nẻo.

- Việc đề ra chính sách cho vay và giám sát thực hiện, kiểm tra DMCV tại BIDV đƣợc thực hiện qua nhiều cấp, trong đó có Ban kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát nội bộ đƣợc thành lập với nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan, chuyên nghiệp, chịu sự kiểm soát trực tiếp từ Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của BIDV trực thuộc sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông nên tính độc lập rất cao. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, hoạt động chƣa hiệu quả. Kiểm soát nội bộ chịu nhiều sự chi phối và tác động bởi Ban điều hành, chƣa thực hiện đúng chức năng phát hiện và cảnh báo rủi ro DMCV và đề xuất biện pháp xử lý. Hiện tại công việc chủ yếu của kiểm soát nội bộ là kiểm tra tính tuân thủ các quy định, chƣa quan tâm đến cảnh báo rủi ro danh mục cho toàn hệ thống. Điều này xuất phát nguyên nhân một phần cũng từ việc tổ chức phân công nhiệm vụ chƣa đáp ứng và năng lực của cán bộ kiểm soát còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)