Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81)

8. Kết cấu của đề tài

2.4. Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại BIDV

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc

(i) Chính sách phát triển kinh doanh đồng hành cùng quản trị rủi ro danh mục

Thực hiện đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, Hội đồng quản trị BIDV xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và mục tiêu trong thời gian tới nhƣ sau:

- Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Đi đầu trong áp dụng công nghệ hiện đại.

- Phấn đấu đến năm 2020 BIDV đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực của ủy ban Basel II (theo phƣơng pháp tiêu chuẩn)

- Tiếp tục là NHTM đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần và khả năng điều tiết thị trƣờng.

- Là ngân hàng đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á.

- Nâng cao chất lƣợng tín dụng, phòng ngừa và hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, phấn đấu đến năm 2018 BIDV đƣa tỷ lệ nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC) xuống dƣới 3%, trong đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng dƣới 2%.

Có thể thấy trong chiến lƣợc phát triển thị phần, BIDV không quên bài toán kiểm soát rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro DMCV. Đây là định hƣớng tiến bộ, thể hiện quan điểm phát triển lâu dài và ổn định của BIDV.

(ii)Xây dựng DMCV theo hướng chủ động, đề ra các tỷ trọng cho vay theo từng ngành nghề cụ thể.

Xác định đƣợc việc đa dạng hóa DMCV không những không làm giảm lợi nhuận của BIDV mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. BIDV đã chủ động thực hiện việc đa dạng hóa DMCV của mình bằng cách đề ra các mức giới hạn trong tỷ trọng cho vay đối với từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Theo nghị quyết 2157/NQ-BIDV ngày 12/07/2016 về việc quản lý giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực của BIDV giai đoạn 2016-2018, BIDV đã thông qua giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2016-2018 nhƣ sau:

Bảng 2.13: Định hƣớng danh mục cho vay theo ngành của BIDV từ 2016-2018

ĐVT: tỷ đồng Ngành cấp 1 2016 2017 2018 Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ trọng Tỷ Dƣ nợ/tỷ trọng 743,613 100% 907,105 100% 1,106,809 100% Tăng trƣởng 20% 22% 22%

Nông lâm nghiệp và thủy sản 24,147 3.25% 32,206 3.55% 38,516 3.48% Khai khoáng 16,136 2.17% 15,513 1.71% 16,380 1.48% Công nghiệp chế biến chế tạo 130,300 17.52% 160,873 17.73% 197,174 17.81% Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt, nƣớc 45,585 6.13% 51,801 5.71% 59,435 5.37% Xây dựng 77,335 10.40% 81,013 8.93% 88,875 8.03% BOT chủ đầu tƣ giao thông

đƣờng bộ 29,744 4.00% 30,845 3.40% 32,097 2.90% Thƣơng mại 115,411 15.52% 128,191 14.13% 138,535 12.52% Dịch vụ 30,116 4.05% 42,366 4.67% 55,450 5.01% Vận tải, kho bãi 17,847 2.40% 29,303 3.23% 40,398 3.65% Kinh doanh bất động sản 63,207 8.50% 76,205 8.40% 91,863 8.30% Bán lẻ 182,779 24.58% 254,017 28.00% 343,104 31.00%

Ngành khác 11,005 1.48% 4,772 0.53% 4,981 0.45%

Nguồn: Nghị quyết 2157/NQ-BIDV ngày 12/07/2016 Theo đó BIDV thực hiện kiểm soát cấp tín dụng đối với các ngành có độ rủi ro cao nhƣ kinh doanh bất động sản, ngành có dƣ nợ lớn nhƣ xây dựng, ngành có thời gian thu hồi vốn dài, không phù hợp với chiến lƣợc phát triển và lợi thế so sánh

lại BIDV chú trọng gia tăng thị phần ở các ngành then chốt thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao. Ngoài ra BIDV định hƣớng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.

Việc xây dựng giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực của BIDV cũng thƣờng xuyên đƣợc giám sát, cập nhật và điều chỉnh kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị DMCV. Áp dụng chế tài cứng rắn đối với các chi nhánh BIDV không tuân thủ DMCV đã đề ra. Đây là việc làm mang tính chủ động, có kế hoạch và kịp thời theo từng giai đoạn phát triển.

(iii)Chính sách cấp tín dụng được xây dựng gắn liền với hoạt động quản trị

DMCV

BIDV xây dựng chính sách cấp tín dụng trên cơ sở thống nhất giữa mục tiêu quản trị rủi ro cho vay và phát triển dƣ nợ khách hàng. Đầu mối thực hiện nghiên cứu, soạn thảo văn bản chính sách cấp tín dụng tại BIDV là Ban Kế hoạch chiến lƣợc, đầu mối thẩm định là Ban quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối tái thẩm định là Ban pháp chế. Do đó việc xây dựng chính sách tín dụng tại BIDV mang tính chất chặt chẽ và tuân thủ cao. Từ chính sách cấp tín dụng, BIDV có chính sách tiếp thị khách hàng và định hƣớng cấp tín dụng gắn chặt với kiểm soát rủi ro DMCV.

Theo chính sách cấp tín dụng số 3296/QĐ-BIDV ngày 15/12/2016, đối với cho vay khách hàng tổ chức, BIDV thực hiện quản trị rủi ro DMCV bằng việc đánh giá các chỉ số tài chính để xem xét trong quá trình cấp tín dụng nhƣ: Lịch sử quan hệ tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hệ số nợ, loại tài sản bảo đảm... Đối với khách hàng cá nhân, BIDV quy định rõ cơ cấu dƣ nợ trong tổng dƣ nợ toàn hệ thống nhƣ sau:

- Dƣ nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tối đa 15% tổng dƣ nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.

- Dƣ nợ tối đa đối với một sản phẩm cho vay tiêu dùng không quá 20% dƣ nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, dƣ nợ tối đa không quá 35% tổng dƣ nợ bán lẻ.

Ngoài ra BIDV còn xây dựng các chính sách quản trị rủi ro DMCV tuân thủ theo các quy định hiện hành về quản lý rủi ro của NHNN nhƣ sau:

- Chính sách giới hạn cho vay: BIDV quy định giới hạn cho vay đối với một

khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có, tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có, tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi không quá 90%, tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn không quá 60%. Điều này phù hợp với quy định của luật các TCTD hiện hành. Ngoài ra, BIDV còn định hƣớng giới hạn cho vay theo các tiêu thức riêng nhƣ: Tổng dƣ nợ cấp tín dụng đối với khách hàng để đầu tƣ, kinh doanh cổ phiếu tối đa không quá 5% vốn điều lệ, tỷ trọng cho vay 20 khách hàng lớn nhất không quá 200% vốn cấp 1, tỷ trọng cho vay ngành lớn nhất không quá 300% vốn cấp 1.

- Chính sách hạn chế cho vay đối với một số đối tượng cụ thể: Ngoài một số

khách hàng thuộc đối tƣợng hạn chế cấp tín dụng nhƣ: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV, thanh tra viên đang thanh tra tại BIDV, ngƣời thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, công ty con, công ty liên kết của BIDV hoặc doanh nghiệp mà BIDV nắm quyền kiểm soát,…thì BIDV còn hạn chế cho vay đối với các khách hàng có nợ xấu trong lịch sử, có XHTD kém (hạng C trở xuống), hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vƣợt cao quá 7, các mục đích vay vốn mà pháp luât không cho phép…

- Chính sách thẩm quyền phán quyết: BIDV thực hiện lƣợng hóa về năng lực

cán bộ, khả năng quản trị rủi ro DMCV của các cấp điều hành để giao mức thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng phù hợp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quản trị DMCV tại BIDV, đối với các khoản vay giá trị lớn, tính chất phức tạp thì cần có sự thẩm định đa chiều, suy xét thận trọng. Hiện nay theo quyết định số 11324/QĐ- BIDV ngày 30/12/2016 về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành của BIDV chia thành các cấp độ nhƣ sau:

Bảng 2.14: Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng tại BIDV

Các cấp phê duyệt

Thẩm quyền phê duyệt

Tổng giới hạn tín dụng (Tỷ đồng) Giới hạn tín dụng

đối với một dự án đầu tƣ trung dài

hạn (tỷ đồng) Thời hạn (Tháng) - Hội đồng TDTW. Khách hàng Loại 1 Khách hàng Loại 2 Khách hàng Loại 3 - Phê duyệt cấp tín dụng: Trên 400 Đến 500 Trên 200 Đến 300 Trên 100 Đến 150 Trên 280 Đến 300 Trên 120 Đến 150 Trên 80 Đến 100 - Phó TGĐ QLRR Khách hàng Loại 1 Khách hàng Loại 2 Khách hàng Loại 3 - Phê duyệt cấp tín dụng: Trên 200 Đến 400 Trên 100 Đến 200 Trên 50 Đến 100 Trên 140 Đến 280 Trên 60 Đến 120 Trên 40 Đến 80 ≤120 ≤120 ≤120 - GĐ Ban QLRRTD Khách hàng Loại 1 Khách hàng Loại 2 Khách hàng Loại 3 - Phê duyệt cấp tín dụng: Trên 100 Đến 200 Trên 50 Đến 100 Trên 20 Đến 50 Trên 70 Đến 140 Trên 30 Đến 60 Trên 20 Đến 40 ≤96 ≤96 ≤96 -PGĐBan QLRRTD Khách hàng Loại 1 Khách hàng Loại 2 Khách hàng Loại 3 - Phê duyệt cấp tín dụng: Đến 100 Đến 50 Đến 20 Đến 70 Đến 30 Đến 20 ≤96 ≤96 ≤96 - Hội đồng TD cơ sở - Trong phạm vi thẩm quyền của CN đƣợc

HSC thông báo trong từng thời kỳ.

- Trong thẩm quyền của CN đƣợc HSC thông báo trong từng thời kỳ.

≤60

-Giám đốc Chi nhánh - Đến 70% thẩm quyền CN Đến 70% thẩm quyền CN

≤60

- PGĐ QLRR - Đến 50% thẩm quyền GĐCN.

- Mức cụ thể Giám đốc Chi nhánh giao bằng văn bản. ≤12 (riêng khoản bảo lãnh không quá 60 tháng)

Nguồn: Quyết định số 11324/QĐ-BIDV ngày 30/12/2016

(iv) Vận dụng mô hình quản trị DMCV vào quy trình cấp tín dụng

Việc thực hiện đánh giá và cấp tín dụng tại BIDV đƣợc cụ thể hóa bằng văn bản và xây dựng thành quy trình cấp tín dụng. Trong quy trình cấp tín dụng điển hình tại chi nhánh BIDV, các khâu tiếp nhận và đề xuất cho vay đƣợc tách rời độc lập với các khâu thẩm định rủi ro, tái thẩm định và giải ngân vốn vay. Đây là mô hình cấp tín dụng có định hƣớng quản trị rủi ro DMCV.

Sơ đồ 2.4: Lƣu đồ quy trình phê duyệt tín dụng tại BIDV

Nguồn: Cẩm nang cấp tín dụng BIDV

Ngoài ra BIDV còn thực hiện quản trị DMCV theo mô hình ba tuyến phòng vệ, tách bạch độc lập giữa khâu tác nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Mỗi bộ phận lại đƣợc kiểm soát bởi các cấp cao hơn, các kiểm soát viên có nhiệm vụ rà soát đánh giá lại các DMCV để phát hiện rủi ro tín dụng, kịp thời ra cảnh báo mất an toàn thu hồi vốn.

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức thực hiện và giám sát danh mục tín dụng tại BIDV

(v)Sử dụng hệ thống XHTD nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng trước khi cho vay

Nhận diện đƣợc tầm quan trọng của hệ thống XHTD nội bộ trong quá trình cấp tín dụng, BIDV đã xây dựng mô hình XHTD nội bộ từ những năm 2006. Đến nay, hệ thống XHTD nội bộ của BIDV ngày càng đƣợc hoàn thiện và mang lại ý nghĩa về mặt quản trị DMCV. Mục đích chính của hệ thống XHTD nội bộ của BIDV nhằm:

- Hỗ trợ quá trình thẩm định cấp tín dụng - Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng

- Phục vụ quản trị chất lƣợng tín dụng toàn hệ thống

Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sử dụng phƣơng pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và ngành của từng khách hàng, kết hợp phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp chuyên gia để xếp hạng khách hàng. Có ba loại khách hàng chính đó là: khách hàng ĐCTC, khách hàng tổ chức, khách hàng cá nhân.

Bảng 2.15: Phân loại XHTD tại BIDV

Điểm hạng Xếp Phân Loại nợ Tỷ lệ trích lập

dự phòng riêng Chính sách tín dụng

90-100 AAA Đủ tiêu chuẩn

0%

Ƣu tiên cấp tín dụng 83-90 AA Đủ tiêu chuẩn Ƣu tiên cấp tín dụng 77-83 A Đủ tiêu chuẩn

Cấp tín dụng theo nhu cầu khách hàng 71-77 BBB Đủ tiêu chuẩn Cấp tín dụng bình thƣờng 65-71 BB Nợ cần chú ý 5% Cấp tín dụng hạn chế 59-65 B Nợ cần chú ý Duy trì tín dụng

53-59 CCC Dƣới tiêu chuẩn 20%

Không cấp tín dụng 44-53 CC Dƣới tiêu chuẩn Không cấp tín dụng

35-44 C Nghi ngờ 50% Không cấp tín dụng Ít hơn 35 D Nợ có khả năng mất vốn 100% Không cấp tín dụng Nguồn: Chính sách cấp tín dụng BIDV

(vi) Thực hiện các biện pháp điều chỉnh nội bảng để cơ cấu lại DMCV

Quá trình điều chỉnh nội bảng các DMCV của BIDV thƣờng đƣợc thực hiện sau khi khoản vay đã đƣợc phê duyệt. Định kỳ BIDV thực hiện rà soát, kiểm tra các DMCV để đảm bảo phát triển dƣ nợ khách hàng theo đúng định hƣớng đã đề ra. Một trong các phƣơng pháp điều chỉnh DMCV đƣợc BIDV thực hiện phổ biến trong thời gian gần đây là mua bán nợ với VAMC. Trong năm 2015 BIDV đã thực hiện bán nợ cho VAMC dƣ nợ lên đến 20.000 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2016 bán 20.500 tỷ đồng. Hầu hết các khoản nợ bán cho VMAC của BIDV là nợ xấu. Hiệu quả của phƣơng pháp bán nợ cho VAMC là dƣ nợ cho vay sẽ đi ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, góp phần cơ cấu lại DMCV. Hơn nữa các dƣ nợ này là các khoảng nợ khó đòi, nợ xấu nên cũng góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của BIDV xuống mức kiểm soát. Tuy nhiên trên thực tế việc bán nợ của BIDV sang VAMC không hẳn là mua đứt bán đoạn, BIDV bán nợ và nhận lại trái phiếu đặc biệt từ VAMC. Các trái phiếu đặc biệt này thƣờng có kỳ hạn dài (5 năm trở lên) và BIDV vẫn phải tiến hành trích lập dự phòng cho loại trái phiếu đặc biệt này với tỷ lệ nhất định, hiện nay là 20%.

2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, BIDV cũng còn tồn tại những hạn chế trong quản trị DMCV, nếu khắc phục đƣợc những hạn chế này sẽ góp phần nâng cao tính ổn định trong hoạt động tín dụng của BIDV, giảm thiểu rủi ro DMCV và gia tăng hiệu quả hoạt động. Cụ thể nhƣ sau:

- Trƣớc đây BIDV chỉ quan tâm đến những hoạt động quản trị rủi ro tín dụng liên quan đến từng khoản vay cụ thể, phƣơng thức quản trị DMCV còn rất thụ động. Trong những năm gần đây, hoạt động quản trị DMCV đƣợc quan tâm hơn nhƣng vẫn còn thực hiện theo cách thụ động là chủ yếu, mang tính tuân thủ với các quy định của NHNN. Các số liệu hoạch định hằng năm về DMCV của BIDV đề ra thƣờng có sự sai lệch so với kết quả thực tế, BIDV phải thực hiện động tác điều chỉnh lại cơ cấu danh mục thƣờng xuyên. Điều này cho thấy việc thiết kế DMCV vẫn còn mang tính tự phát, ngẫu nhiên và dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trƣờng.

- BIDV chƣa có công cụ lƣợng hóa rủi ro DMCV để ƣớc lƣợng giá trị tổn thất của toàn danh mục. Điều này gây khó khăn là BIDV không định lƣợng đƣợc cụ thể mức rủi ro là cao hay thấp để có biện pháp xử lý phù hợp. Các mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục đã đƣợc không ít các ngân hàng trên thế giới áp dụng thành công.

- Việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn và giám sát thực hiện công tác quản trị DMCV chƣa thật sự rõ ràng, cụ thể. Thực tế số lƣợng văn bản liên quan đến nghiệp vụ quản trị rủi ro DMCV của BIDV hiện nay rất hạn chế và không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Đa số các chi nhánh BIDV thực hiện cho vay khách hàng dựa trên thế mạnh của mình về nền khách hàng, vị trí kinh doanh, nhu cầu của khách hàng, tài sản đảm bảo...mà chƣa quan tâm đến việc đa dạng hóa DMCV. Điều này có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)