Giải pháp liên quan đến xây dựng danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 101)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Giải pháp liên quan đến xây dựng danh mục cho vay

(i) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản trị DMCV

BIDV nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói chung đã quen với công tác quản trị rủi ro cho vay đối với từng giao dịch cụ thể, việc quản trị rủi ro trên góc độ toàn danh mục chƣa đƣợc chú trọng và đầu tƣ bài bản. Mặc dù tầm quan trọng của việc quản trị DMCV là rất lớn, có ảnh hƣởng quyết định đến sự tồn vong của BIDV. Trên thế giới đã chứng kiến hàng loạt vụ sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng do cho vay không kiểm soát đƣợc rủi ro danh mục, tập trung nguồn vốn vào một vài đối tƣợng đặc thù. Do đó để hƣớng đến mục tiêu phát triển ổn định trong dài hạn, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập với hệ thống tài chính của quốc tế, BIDV cần thiết phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản trị DMCV đối với nhà quản trị, ban điều hành và toàn bộ đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực cho vay.

(ii) Nâng cao năng lực dự báo và kiểm soát rủi ro DMCV

Quản trị DMCV không chỉ dựa vào phân tích các thông tin lịch sử của khoản vay mà phải kết hợp với dự báo tình hình về kinh tế vĩ mô, xu thế ngành và định hƣớng phát triển. Do đó đội ngũ quản lý rủi ro có nhiệm vụ phân tích và tổng kết các rủi ro ngành, chiến lƣợc khách hàng và chiến lƣợc DMCV của BIDV. Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn của khách hàng và thị trƣờng toàn hệ thống, diễn biến kinh tế từng ngành nghề, lĩnh vực làm cơ sở tham mƣu cho ban điều hành, hội đồng quản trị chủ động phòng tránh rủi ro.

Với vai trò quan trọng trong khâu tổ chức thực hiện và giám sát DMCV, bộ phận quản lý rủi ro cần đƣợc đào tạo nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, bày bản để có thể nâng cao khả năng nhận diện và kiểm soát rủi ro. BIDV phải liên tục có chính sách động viên, khuyến khích cán bộ không ngừng học tập, tìm hiểu, nâng cao kiến thức, nâng cao chất lƣợng công việc. Trƣờng hợp điều kiện cho phép có thể cử cán bộ đi du học hoặc mời các chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực quản trị rủi ro DMCV, các chuyên gia nƣớc ngoài để chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo để nâng cao trình độ dự báo và nhận diện rủi ro cho cán bộ quản lý rủi ro. Định kỳ tổ chức kiểm

tra trình độ để hoàn thiện kỹ năng và kinh nghiệm cho cán bộ nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản trị rủi ro cho vay.

(iii) Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm trong quản trị DMCV

So với NHTM tại các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Châu Âu), BIDV có quy mô hoạt động và năng lực quản trị rủi ro DMCV ở mức thấp hơn. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế thị trƣờng hội nhập nhanh nhƣ hiện nay, BIDV hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách về trình độ quản trị DMCV. BIDV cần phải đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài có uy tín và kinh nghiệm trong quản trị DMCV nhằm tận dụng đƣợc những lợi thế sẵn có của họ. Các chính sách thu hút nhân tài, mở rộng đối ngoại cần đƣợc triển khai thực hiện nhƣ tuyển dụng, liên kết đào tạo, tìm kiếm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, góp vốn liên doanh,...

(iv) Tăng cường vốn tự có

Vốn tự có đƣợc xem nhƣ lá chắn bảo vệ rủi ro tốt nhất cho BIDV trong mọi hoàn cảnh, bởi nếu tổn thất xảy ra nhƣng vẫn nằm trong giới hạn mức vốn tự có thì BIDV vẫn tiếp tục hoạt động đƣợc. Mặc dù BIDV là một trong những NHTM có vốn tự có cao nhất hệ thống hiện nay nhƣng cũng chỉ đạt vỏn vẹn chƣa tới 2 tỷ USD, trong khi đó nhu cầu vốn của các khách hàng ngày càng gia tăng với quy mô rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro tập trung cao nhƣ bất động sản, nhu cầu vốn của một khách hàng lên đến vài chục nghìn tỷ đồng. Do đó để kiểm soát rủi ro tập trung tín dụng, BIDV cần phải cải thiện mức vốn tự có nhiều hơn nữa thông qua các biện pháp nhƣ tăng vốn góp của cổ đông bằng cách giữ lại nguồn lợi nhuận hoạt động chƣa phân phối, chia cổ tức bằng cổ phiếu, huy động thêm cổ đông mới, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)